(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hộ trồng na trên địa bàn xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) đã có vụ na thứ 2, hay còn gọi là na trái vụ trên diện tích trước đây chỉ thu được 1 vụ. Nhờ vậy người trồng na đã tăng thêm thu nhập, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.



Chị Nguyễn Thị Thuý, thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chăm sóc vườn na của gia đình.

Na trái vụ năm nay, gia đình anh Trần Văn Hạ và chị Nguyễn Thị Thuý, thôn Đồng Bong dự kiến thu về trên 100 triệu đồng. Trồng na trên đất đồi dốc hơn 10 năm, năm nay là năm thứ 5 gia đình anh chị áp dụng biện pháp kỹ thuật để cây na ra quả trái vụ. Na ở đây ngon nổi tiếng nên tư thương đến tận nhà thu mua.

Là một trong những gia đình trồng na có tiếng ở xã Đồng Tâm, ông Nguyễn Bá Dũng, thôn Đồng Bong chia sẻ: Đất ở khu vực này là đất đá, phù hợp để na phát triển. Thời điểm na vụ 2 ít mưa, lấy quả trong thân nên quả to, chất lượng đảm bảo, ngọt hơn na vụ chính. Năm ngoái nhà tôi thu được 90 triệu đồng, khoảng 1 tấn rưỡi quả trên diện tích 0,5 ha.

Qua nhiều năm thâm canh sản xuất cho thấy, cây na dai phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại huyện Lạc Thuỷ, nhất là những diện tích vạt đồi, chân núi có độ dốc vừa phải. Trồng na trái vụ tuy kỹ thuật không phức tạp nhưng tốn nhiều công. Để na ra hoa trái vụ, người dân phải bón 3 đợt phân trong năm, cắt bỏ bớt hoa chính vụ, cắt tỉa cành, tuốt lá để kích thích cây đâm chồi mới và ra hoa trái vụ. Khi nụ hoa nở hé phải thụ phấn thủ công để tăng tỷ lệ đậu quả, đồng thời giúp quả na to, tròn, đều, đẹp. Do áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng theo hướng VietGAP nên sản phẩm na Đồng Tâm luôn có chất lượng tốt, thơm, độ ngọt cao, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, khẳng định được thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao.

Đồng chí Nguyễn Đức Hân, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: Thời gian qua, người dân xã Đồng Tâm, nhất là thôn Đồng Bong chú trọng sản xuất na vụ 2. Chúng tôi khuyến khích, khuyến cáo bà con tiếp tục áp dụng kinh nghiệm, kiến thức khoa học để chăm sóc cây na đảm bảo tính bền vững, chất lượng sản phẩm, mở rộng diện tích trồng na ở những khu vực điều kiện đất đai phù hợp. Quan tâm vấn đề sản xuất theo chuỗi, đảm bảo đầu ra tiêu thụ sản phẩm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

So với các cây trồng truyền thống, cây na dai trái vụ cho thấy những ưu điểm vượt trội như dễ chăm sóc, một năm cho thu hoạch 2 lần, giá trị kinh tế ổn định, dễ tiêu thụ. Đặc biệt, cây na thu hoạch nhiều năm vẫn cho năng suất cao, có những cây thu quả đến 17 - 20 năm chưa phải trồng lại. Từ khi áp dụng phương pháp tự thụ phấn cho hoa, na cho quả sai và đều quả hơn. Na trái vụ giúp tránh được tình trạng được mùa mất giá, giá bán cao hơn nhiều so với thời điểm chính vụ.

Hiện nay, huyện Lạc Thuỷ từng bước đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững, góp phần để ngành nông nghiệp huyện tiếp tục có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất, hiện đại hoá ngành nông nghiệp theo chiều sâu, tận dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đóng góp vào sự phát triển KT-XH địa phương.


Nguyễn Chung

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Lạc Thuỷ)


Các tin khác


Thị trường bất động sản trầm lắng ảnh hưởng đến thu ngân sách

(HBĐT) - Thời gian qua, mặc dù tỉnh và các sở, ngành, huyện, thành phố quyết liệt chỉ đạo, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), nhưng nhìn chung tình hình vẫn chưa có tín hiệu cải thiện.

Xây dựng 66 công trình điện, tổng mức đầu tư 1.394 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh xây dựng 66 công trình điện, tổng mức đầu tư 1.394 tỷ đồng. Hòa Bình hiện được cấp điện từ 2 nguồn chính: hệ thống điện lưới quốc gia và các nhà máy thủy điện nhỏ, hệ thống năng lượng mặt trời. Ngoài ra, còn một số đường dây liên kết với tỉnh Sơn La, Ninh Bình. Điện lưới quốc gia đã đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Xã Vũ Bình đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 1/11, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức lễ công bố xã Vũ Bình đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Tới dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; Bùi Thị Minh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành...

Xã Bao La cải thiện thu nhập từ trồng rừng

(HBĐT) - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Bao La (Mai Châu) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân khai thác tối đa lợi ích từ rừng, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Cơ hội để Mường Động bứt phá

(HBĐT) - Mường Động - Kim Bôi là 1 trong 4 vùng Mường lớn sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa đậm đà, có nguồn nước khoáng quý giá là những lợi thế riêng có. Mới đây, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2230 về phê duyệt đồ án Quy hoạch (QH) xây dựng vùng tỷ lệ 1/25.000 huyện Kim Bôi đến năm 2040. Theo đó, toàn bộ địa giới hành chính huyện Kim Bôi được định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái nông nghiệp, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ… mở ra cơ hội rất lớn để địa phương bứt phá mạnh mẽ.

Bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà

(HBĐT) - Ngày 31/10, Sở NN&PTNT tổ chức tọa đàm "Giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà". Dự tọa đàm có đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Thủy sản, đại diện một số sở, ngành liên quan của tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; đại diện lãnh đạo, nông dân tiêu biểu tại các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc 2 huyện Mai Châu, Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục