Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 960-KL/TU về việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình.



Cá sông Đà là một trong những nông sản chủ lực của tỉnh góp phần mang lại thu nhập cho người dân vùng lòng hồ. Ảnh: Người dân xóm Bích Trụ, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình phát triển nghề nuôi cá lồng.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Tập trung thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực của tỉnh (không qua chế biến) gồm: mía, cam Cao Phong, bưởi, rau sạch, sắn, măng, cây dược liệu, gỗ rừng trồng và sản phẩm lâm sản; cá sông Đà.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Kêu gọi thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh. Tập trung chỉ đạo thực hiện tháo gỡ rào cản, vướng mắc về đất đai, hạ tầng, áp dụng những cơ chế thuận lợi, nhất là về thuế, vốn mà Nhà nước đã ban hành để doanh nghiệp, hợp tác xã yên tâm đầu tư sản xuất.

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin đối với khách hàng và đối tác quốc tế.

Nghiên cứu xây dựng 1 trung tâm logistics của tỉnh, đồng thời hoàn thiện các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai để đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, kho bãi, kho lạnh và dịch vụ logistics đảm bảo quá trình vận chuyển và bảo quản hiệu quả, giảm thiểu hao hụt và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Xây dựng kế hoạch hàng năm, đồng thời tổ chức có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường quốc tế thông qua các hoạt động hội chợ, tuần lễ, hội nghị đầu tư... Thúc đẩy xuất khẩu bền vững thông qua chiến lược maketting sâu rộng, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phảm nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh.

Huy động các nguồn vốn bố trí kinh phí để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng các cơ sở bảo quản nông, lâm sản, hỗ trợ phát triển vùng sản xuất, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường quôc tế...

Đ.H (TH)

Các tin khác


Chọn kênh đầu tư nào để thu tiền cuối năm?

Chưa khi nào mà các kênh đầu tư lại kém hấp dẫn như hiện nay, và cũng chưa bao giờ câu hỏi bỏ tiền vào đâu để vừa sinh lời, vừa an toàn đồng vốn lại khó khăn với nhà đầu tư như hiện tại. Đầu tư bất động sản, vàng, hay gửi tiết kiệm... là vấn đề khiến người có tiền ở thời điểm này phải đau đầu.

Huyện Kim Bôi hỗ trợ nông dân đưa cơ giới vào sản xuất

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Kim Bôi đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, đồng hành với nông dân người DTTS trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, Dự án 1 thuộc Chương trình - sử dụng máy nông nghiệp hỗ trợ các gia đình chuyển đổi nghề đã góp phần tăng tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất của huyện.

Trên 4.400 hội viên nông dân người dân tộc thiểu số được đào tạo, dạy nghề

Thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, năm 2023, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức khai giảng 171 lớp nghề cho 4.423 hội viên nông dân (HVND) người dân tộc thiểu số (DTTS); tư vấn, giới thiệu cho 3.987 HVND được học nghề có việc làm, thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Khai trương chuyên trang OCOP - Mỗi xã một sản phẩm trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang OCOP Báo Nhân Dân kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động truyền thông chính sách, đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của Chương trình OCOP.

Từ ngày 29/12 sẽ tăng giá vé tại 47 trạm thu phí BOT

Trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam và các doanh nghiệp dự án BOT về việc chấp thuận điều chỉnh tăng giá vé của 41 dự án BOT với tổng số 47 trạm thu phí. Thời gian dự kiến điều chỉnh từ ngày 29/12/2023.

Ấn tượng phiên chợ vùng cao

Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng cao. Chợ phiên không đơn thuần là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là điểm hẹn giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần và nét đẹp văn hóa độc đáo, mang đặc trưng các vùng miền. Đồng thời tích cực gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp về phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục, hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc, trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục