Học xong THPT, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, mức lương 5 triệu đồng/tháng, phải đi thuê nhà nên cuộc sống của vợ chồng anh luôn thiếu trước hụt sau. Các con ngày càng lớn thì nhu cầu chi phí ngày càng cao. Sau khi bàn bạc, vợ chồng anh quyết định về quê lập nghiệp. Vợ anh mở cửa hàng tạp hóa tại nhà, anh lên núi làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.



Anh Đinh Văn Sơn, xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc nuôi lợn rừng, lợn bản địa trong hang đá đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều năm trước, khi gia đình anh làm nương thì những mảnh đất đẹp đã hết. Cả khu đồi của xóm chỉ còn lại một bãi đất toàn đá, gần như không trồng được cây gì, chẳng ai dám nhận. Trên bãi đá có nhiều hang, hốc đá tự nhiên. Mảnh đất đồi hoang đó chỉ tận dụng được một ít bãi dưới chân để trồng bương, luồng. Phần còn lại bỏ hoang. Tận dụng địa hình đồi có nhiều hang đá, anh quây phía ngoài thành chuồng. Những chỗ có nhiều hốc thì dùng bương, tre lợp dựng mái, tạo nền.

Anh Sơn cho biết: Ở Đà Bắc có giống lợn bản địa từ lâu được mọi người ưa thích. Ngày tôi còn bé, bố mẹ thường xuyên nuôi. Khi lập nghiệp tôi chọn nuôi giống lợn bản địa. Trước đây, gia đình nuôi lợn ở gần khu dân cư hay bị dịch bệnh, do vậy phải thường xuyên tiêm phòng. Nhiều bệnh không tiêm phòng kịp hoặc không có thuốc tiêm bị chết cả đàn. Những lúc như thế rất nản nên tôi chọn mảnh đất đồi đá cách nhà gần 1km không có người ở để nuôi. Do cách biệt với khu dân cư, lợn thường xuyên vận động leo núi, ở hang nên khỏe, ít bệnh. Mùa hè chuồng mát, mùa đông thì ấm áp do được đá che chắn. Từ ngày vào đây nuôi lợn tôi đỡ vất vả hơn.

Anh Sơn chia sẻ thêm: Tôi cũng không nghĩ việc nuôi lợn trong hang, hốc đá lại hiệu quả đến vậy. Việc làm chuồng trại tốn ít công, dịch bệnh ít, giảm công chăm sóc. Mỗi ngày tôi vào cho lợn ăn 2 lần. Thức ăn là cám, ngô, sắn có sẵn, được ủ men. Mỗi ngày chỉ mất khoảng 30 phút vào cho ăn, ngoài thời gian trên, tôi vẫn làm được việc khác. Hôm nào bận thì vợ hoặc người nhà vào cho ăn. Cũng tận dụng từ những hốc đá, tôi xây thành bể nhỏ, dẫn nước hơn 1km về cho lợn tắm.

Theo anh Sơn, ngoài tạo chuồng trại ở hang đá, việc nuôi lợn rừng, lợn bản địa không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chú ý theo dõi để có cách chăm sóc hợp lý. Điều quan trọng là phải có diện tích vườn đồi đủ rộng, lợn được thả rông thịt mới thơm ngon như lợn rừng tự nhiên. Thị trường đầu ra đối với lợn tương đối ổn định, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.

Nhờ lựa chọn con giống tốt, nuôi với hình thức bán hoang dã, thả rông nên lợn có sức đề kháng cao, sinh sản đạt yêu cầu. Mỗi năm lợn rừng sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 7 - 9 con. Năm vừa qua, gia đình anh xuất bán 80 con lợn bản địa thương phẩm, giá bán 120 nghìn đồng/kg. Bình quân mỗi năm vợ chồng anh có thu nhập gần 100 triệu đồng. Ngoài ra còn thu nhập từ những công việc khác. Nhận thấy nuôi lợn rừng, lợn bản địa cho hiệu quả kinh tế, thời gian tới anh dự định nhân giống lợn, mở rộng diện tích phát triển chăn nuôi lợn bán hoang dã cho giá trị thương phẩm cao.


Việt Lâm


Các tin khác


Người cao tuổi xã Mỵ Hòa thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phát huy tinh thần "Tuổi cao - gương sáng”, người cao tuổi (NCT) xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi không chỉ gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào, hoạt động của địa phương mà còn tích cực tham gia phong trào NCT làm kinh tế giỏi. Qua phong trào đã có nhiều tấm gương điển hình xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, là gương sáng cho con cháu học tập, noi theo.

Kiểm tra tình hình sản xuất và tiến độ các dự án trọng điểm tại huyện Đà Bắc

Sáng 27/2, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đà Bắc. Cùng đi có lãnh đạo Sở GTVT, Sở NN&PTNT, Văn phòng UBND tỉnh và huyện Đà Bắc.

Huyện Kim Bôi: Khẩn trương sản xuất vụ xuân

Ngay sau Tết, nông dân huyện Kim Bôi đã khẩn trương xuống đồng sản xuất vụ xuân bảo đảm khung thời vụ với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Đa dạng hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã và đang tích cực ứng dụng các dịch vụ điện trên nền tảng số nhằm giúp khách hàng có thể đăng ký và sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Qua đó tăng cường sự minh bạch, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.

Huyện Đà Bắc: Dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 577 tỷ đồng

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc, đến hết tháng 1/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 577,4 tỷ đồng với 10.406 khách hàng còn dư nợ.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 3

Trong tháng 3, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục