Thị trường vàng thế giới và trong nước vẫn diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước đang biến động mạnh. Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.



Giá vàng không ngừng "nhảy múa" và tình trạng độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC cho thấy, đã đến lúc cần trả vàng về cho thị trường vận hành và NHNN chỉ giám sát về khối lượng, giá cả khi cần thiết.

Theo Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 20/3, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ ngành liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để khẩn trương có các giải pháp bình ổn thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao, không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ Quốc gia.

Trước ngày 22/3, NHNN phải báo cáo Thủ tướng việc rà soát kỹ lưỡng, toàn diện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức... 

"Thực hiện ngay việc tổng kết thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời đề xuất cấp thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tăng cường hiệu quả các công cụ quản lý Nhà nước nhằm phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô”, nội dung công điện nêu.

Thủ tướng yêu cầu NHNN, Bộ ngành liên quan thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường; kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập để xử lý chủ động, tích cực, hiệu quả theo thẩm quyền và báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định đối với những vấn đề vượt thẩm quyền

Xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng. Trường hợp phát hiện hoạt động kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kịp thời chuyển tài liệu, hồ sơ cho cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 3/2024.

Nội dung Công điện số 22/CĐ-TTg nêu: Bộ Công an chủ trì, phối hợp với NHNN và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật và cơ quan chức năng liên quan khẩn trương các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, nhất là các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng….

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


VPI dự báo giá xăng tăng trên 2% trong kỳ điều hành ngày 21/3

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 21/3, giá bán lẻ xăng dầu dự báo sẽ tăng từ 0,7 - 3,8% và Liên bộ Tài chính - Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut.

Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể

Với số lượng ngày càng nhiều, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được nâng lên, các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ cá thể (HCT) trên địa bàn huyện Lạc Sơn có đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, giúp người dân có việc làm ổn định, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, tăng thu ngân sách địa phương.

Huyện Kim Bôi lan tỏa phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kim Bôi cho biết: Xác định phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong ba phong trào thi đua lớn, trọng tâm. Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích, động viên hội viên, nông dân đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai đầu tư cho SX-KD, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Thông qua phong trào, nhiều hộ nông dân đã phát triển thành doanh nghiệp, hợp tác xã, điển hình trong sản xuất nông nghiệp và kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động nông thôn.

Chuyển đổi số trong ghi chỉ số công tơ, tính hoá đơn tiền điện

Thời gian qua Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) vào việc ghi chỉ số, tính hóa đơn tiền điện. Qua đó rút ngắn được thời gian thực hiện, giảm thiểu sai sót, nâng cao năng suất lao động.

Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục