Năm 2024, tỉnh Hòa Bình phấn đấu có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã kiểm tra, rà soát và chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.
Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà giúp nhiều hộ ở xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) tăng thu nhập, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao.
8 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2024 là Thạch Yên (Cao Phong); Lạc Sỹ (Yên Thủy); Xuân Thủy, Kim Lập (Kim Bôi); Nà Phòn, Cun Pheo (Mai Châu); Yên Hòa (Đà Bắc), Ngổ Luông (Tân Lạc). 4 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao là Bắc Phong (Cao Phong), Thịnh Minh (TP Hòa Bình), Cư Yên (Lương Sơn), Tú Lý (Đà Bắc). 5 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là Lâm Sơn, Hòa Sơn (Lương Sơn), Yên Mông (TP Hòa Bình), Phú Nghĩa (Lạc Thủy), Tân Mỹ (Lạc Sơn).
Hiện nay, có 7 xã xây dựng NTM đã đạt 15 - 18 tiêu chí, 1 xã đạt 10/19 tiêu chí; 3 xã phấn đấu xây dựng NTM nâng cao đạt 15 - 17 tiêu chí, 1 xã đạt 6/19 tiêu chí (xã Tú Lý); có 5 xã đạt từ 14 - 15/19 tiêu chí NTM kiểu mẫu. Theo Sở NN&PTNT, hầu hết các xã xây dựng NTM chưa đạt được các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, y tế... và các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo. Nguyên nhân chủ yếu là do các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2024 đều là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập thấp, trong khi yêu cầu của tiêu chí cao; địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt và phân bố rải rác, do đó rất khó khăn trong đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi; việc huy động nguồn lực để thực hiện chương trình còn hạn chế. Do vậy rất khó khăn để đạt chuẩn NTM.
Đối với xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu, bộ tiêu chí về xã NTM, xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 nhiều tiêu chí có sự thay đổi và yêu cầu cao hơn so với giai đoạn 2016 - 2020 nên khó trong quá trình thực hiện. Trong đó có tiêu chí về việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng nông thôn thông minh chưa thực hiện được do những bất cập về hạ tầng công nghệ thông tin tại cơ sở.
Mặt khác, nguồn lực của T.Ư, tỉnh bố trí cho Chương trình MTQG xây dựng NTM chưa đáp ứng nhu cầu của các địa phương. Huy động nguồn lực tư nhân, nguồn lực trong xã hội còn hạn chế, chủ yếu là nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động. Việc lồng ghép 3 Chương trình MTQG nguồn lực hỗ trợ đều hướng tới các mục tiêu, nội dung, đối tượng hỗ trợ riêng, chưa hoàn toàn hướng tới việc hỗ trợ để các xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM trong giai đoạn 2021 - 2025, nên các nguồn phân bổ hỗ trợ các xã thuộc diện của 2 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng cũng không bắt buộc phải đạt chuẩn NTM. Vì vậy, việc tập trung nguồn lực để các xã đăng ký phấn đấu xã đạt chuẩn NTM trong giai đoạn khó tổ chức thực hiện.
Từ thực tế đó, ngay từ đầu năm, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch "Mỗi xã một sản phẩm”; "Bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu" và "Bộ tiêu chí vườn mẫu NTM’’, tiến tới xây dựng NTM thông minh. Tiếp tục triển khai xây dựng các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn của 3 Chương trình MTQG trên địa bàn; Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã; tiếp tục chuyển đổi, thành lập mới và nâng cao năng lực hoạt động cho các hợp tác xã nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch các nhiệm vụ, chương trình, dự án được giao. Phát hiện, nghiên cứu và đề xuất kịp thời những cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.
Trong năm 2024, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm huy động tối đa nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội các xã xây dựng NTM năm 2024. Đồng thời tiếp tục vận động, khuyến khích thành lập các hợp tác xã nông sản, tổ hợp tác trong nông nghiệp phát triển theo hình thức tổ chức sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tập trung phát triển hiệu quả mô hình liên kết 5 nhà; tăng cường gắn kết trong sản xuất nông nghiệp tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm chủ động, tích cực thu hút nguồn đầu tư ngoài tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm, học hỏi và ứng dụng các mô hình tăng trưởng mới, tìm kiếm cơ hội và hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
Đinh Hòa
Huyện Lạc Sơn có diện tích rộng, dân đông, khoảng 90% dân số sống ở vùng nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất tỉnh. Huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển đô thị, kế hoạch, đề án để lãnh đạo, chỉ đạo các giải pháp cụ thể phát triển đô thị theo lộ trình, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 15%, đến năm 2030 đạt 25%, phát triển các đô thị thị trấn Vụ Bản, Mường Vó và Mường Khói theo các cấp đô thị.
Đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Năm 2023, thực hiện phong trào thi đua với chủ đề: Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thủy "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, kịp thời, hiệu quả”, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ KT-XH, huyện có 12/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Vốn được biết đến là "thủ phủ” nghỉ dưỡng cuối tuần của dân Thủ đô với hàng trăm khu nghỉ dưỡng lớn, nhỏ nhưng đến bây giờ, người dân Hòa Bình mới có cho riêng mình một biểu tượng sống thực sự đẳng cấp mang tên Casa Del Rio.
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 21/3, giá bán lẻ xăng dầu dự báo sẽ tăng từ 0,7 - 3,8% và Liên bộ Tài chính - Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut.
Với số lượng ngày càng nhiều, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được nâng lên, các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ cá thể (HCT) trên địa bàn huyện Lạc Sơn có đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, giúp người dân có việc làm ổn định, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, tăng thu ngân sách địa phương.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kim Bôi cho biết: Xác định phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong ba phong trào thi đua lớn, trọng tâm. Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích, động viên hội viên, nông dân đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai đầu tư cho SX-KD, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Thông qua phong trào, nhiều hộ nông dân đã phát triển thành doanh nghiệp, hợp tác xã, điển hình trong sản xuất nông nghiệp và kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động nông thôn.