Qua hơn 3 năm triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021 - 2025 đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh phát triển, nhất là khu vực nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).




Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã giúp nhiều hộ ở xã Liên Sơn (Lương Sơn) phát triển nghề mây tre đan, tạo thêm thu nhập.Ảnh: P.V

Chuyển biến tích cực khu vực nông thôn và vùng đồng bào dân tộc

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, để triển khai hiệu quả các CTMTQG, tỉnh Hòa Bình đã ban hành đầy đủ các văn bản quản lý, điều hành theo đúng quy định của Trung ương. Đồng thời tiếp tục rà soát quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành để đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ đối với những nội dung không phù hợp hoặc khó thực hiện, tiếp cận một cách sáng tạo, đảm bảo tính kịp thời và sự phù hợp trong tổ chức triển khai thực hiện theo nguyên tắc, tiêu chí của chương trình.

Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi được các cấp chính quyền, các ngành chức năng đẩy mạnh, thực hiện thường xuyên, sâu rộng. Qua đó góp phần tạo chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ đề ra.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm, UBND tỉnh kịp thời triển khai phân bổ nguồn kinh phí các chương trình đảm bảo tiến độ, thời gian, tiêu chí. Theo đó, đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, tổng số vốn thực hiện đến năm 2023 là 416.821 triệu đồng, đến nay đã giải ngân 315.172 triệu đồng, đạt 76,46%. Chương trình xây dựng NTM tổng kinh phí thực hiện 429.335 triệu đồng, hiện đã giải ngân đạt trên 78%. Chương trình phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi tổng kinh phí thực hiện 1.164.760 triệu đồng, đã giải ngân trên 61%.

Sau 3 năm triển khai thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về KT-XH, đạt được những kết quả đáng kể trong thực hiện mục tiêu các chương trình đề ra. Năm 2023, tỉnh công nhận thêm 7 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh lên 80 xã, 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; chuẩn hóa thêm 47 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP lên 158 sản phẩm.

Thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,09%, từ 12,29% còn 9,2%. 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi, 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế.

Riêng CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi mặc dù là chương trình mới, thời gian triển khai ngắn nhưng cũng đã góp phần tạo chuyển biến tích cực đời sống vùng ĐBDTTS. Theo khảo sát, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo trong vùng ĐBDTTS bình quân giảm từ 2,5 - 3%/ năm; đến năm 2023, có 6 xã khu vực III thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo các CTMTQG tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc thực hiện các chương trình vẫn còn những khó khăn, hạn chế, nhất là trong công tác giải ngân các nguồn vốn. Theo kế hoạch, năm 2024, tỉnh phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,9%; có thêm khoảng 6 xã đạt chuẩn NTM; 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 xã khu vực III thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Đây là những nhiệm vụ tương đối nặng nề. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các CTMTQG có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Chính vì vậy, các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của các CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng tiến độ. Trong đó, quan trọng nhất là ban hành được danh mục đầu tư năm 2024 và giao chi tiết vốn đến từng công trình, dự án. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện dứt điểm các nguồn vốn còn tồn từ năm 2022, 2023 chuyển sang.

Đồng thời, chú trọng phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các CTMTQG gắn với thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của ĐBDTTS, làm cho ĐBDTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua: "Chung sức xây dựng NTM”, "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi; lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu trong phân bổ, sử dụng nguồn lực đảm bảo trọng tâm, trọng điểm.


Đinh Hòa


Các tin khác


Nhiều giải pháp để điều tiết thị trường vàng

Giới đầu tư đang "nóng lòng” chờ Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ sớm được sửa đổi để bình ổn thị trường vàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, trước tiên, cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC.

Giải pháp xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp ở hợp tác xã

Toàn tỉnh hiện có 339 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, nhiều HTX, tổ hợp tác đã, đang triển khai thực hiện việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp nhằm tăng giá trị sản phẩm và nguồn thu nhập cho thành viên HTX.

Tái canh cây cam tại thủ phủ cam Cao Phong

Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, chính quyền huyện Cao Phong phối hợp các đơn vị liên quan triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025” với diện tích năm 2024 dự tính khoảng 42 ha, từ đó xây dựng cánh đồng mẫu để nhân rộng.

Phú Lai đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 5/4, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Phú Lai đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Đến dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và huyện Yên Thuỷ.

Agribank Hoà Bình triển khai gói tín dụng ưu đãi 53.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Hữu Thắng, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Agribank đã dành 53.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp năm 2024. Từ đầu năm đến nay, Agribank Chi nhánh tỉnh đang tập trung triển khai gói tín dụng này tới các doanh nghiệp trên địa bàn.

Quý I, trên 8,8 nghìn lượt khách hàng được vay vốn chính sách

Sáng 5/4, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức họp quý I, phiên họp lần thứ II năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện chủ trì phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục