Để đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 của các dự án ODA, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn được giao, UBND tỉnh có Công văn số 483/UBND-KTN ngày 3/4/2024 về đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài năm 2024.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao các chủ đầu tư (CĐT) quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Khẩn trương thực hiện các giải pháp trong phạm vi quản lý của mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân của các chương trình, dự án ODA do đơn vị mình làm CĐT; coi đây là nhiệm vụ chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ KT-XH và tài chính ngân sách năm 2024 được giao. Đẩy mạnh giải ngân phải đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án đang triển khai thực hiện đảm bảo dự án thực hiện đúng thủ tục, trình tự, chất lượng đầu tư và đúng mục tiêu được phê duyệt. Khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu, xin ý kiến "không phản đối” của nhà tài trợ để có khối lượng hoàn thành, đủ điều kiện thanh toán và gửi hồ sơ giải ngân, rút vốn tới Bộ Tài chính.

 Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán ngay sau khi có khối lượng được nghiệm thu, gửi Kho bạc Nhà nước, không dồn khối lượng thanh toán vào cuối năm; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc giải ngân vốn ODA đối với khối lượng đã được kiểm soát chi.

Khẩn trương thực hiện thủ tục ghi thu ghi chi ngay sau khi hoàn thành thủ tục thanh toán đối với các nhà thầu, không dồn vào cuối năm, không để xảy ra trường hợp ghi thu ghi chi vào kế hoạch vốn năm sau. Rà soát các khoản tạm ứng vốn đầu tư quá hạn để có biện pháp xử lý thu hồi dứt điểm, tránh tình trạng nợ tạm ứng quá lâu, không đúng hợp đồng đã ký kết, không có khối lượng, quy trách nhiệm hồi hoàn nếu vi phạm hợp đồng.

Đối với các dự án kết thúc thời gian thực hiện hoặc đóng Hiệp định năm 2024: Tập trung tối đa nguồn lực, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo hoàn thành theo đúng thời gian được phê duyệt. Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp có các khối lượng công việc không đủ điều kiện thanh toán bằng vốn ODA theo quy định của Hiệp định. Đồng thời tự chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn để thanh toán các khối lượng công việc này, không được để nợ đọng xây dựng cơ bản khi dự án đã được bố trí vốn với bất kỳ lý do gì.

 Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu, đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ.

Ngay sau khi có văn bản cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 sang năm 2024, các CĐT khẩn trương triển khai dự án đúng tiến độ đảm bảo hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn trong thời hạn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân. Các dự án áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với nguồn vốn ODA là cấp phát một phần và cho vay lại một phần, trong trường hợp được kéo dài vốn ODA cấp phát, khẩn trương phối hợp với Sở Tài chính để thực hiện thủ tục phân bổ kế hoạch vốn vay lại năm 2024 tương ứng với tỷ lệ của phần vốn cấp phát được phép kéo dài. Người đứng đầu đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp dự án không giải ngân hết, bị hủy dự toán kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài đã được cấp có thẩm quyền cho phép. Các CĐT tự cân đối nguồn vốn để bố trí cho các dự án đã được giao ngân sách nhưng không giải ngân hết nguồn vốn này.

Các CĐT chủ động báo cáo UBND tỉnh về các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án để giải quyết theo thẩm quyền.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho một số sở, ngành, Ban quản lý dự án, UBND huyện, thành phố có dự án ODA để thúc đẩy đảm bảo giải ngân theo kế hoạch.

P.V (TH)

Các tin khác


Công khai, minh bạch lãi suất cho vay

Việc các ngân hàng thương mại công khai lãi suất cho vay bình quân sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn, cơ hội để tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn.

Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%

Kinh tế quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ và khá toàn diện trên các lĩnh vực, tạo nền tảng để cả nước phấn đấu hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Nhiều giải pháp để điều tiết thị trường vàng

Giới đầu tư đang "nóng lòng” chờ Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ sớm được sửa đổi để bình ổn thị trường vàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, trước tiên, cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC.

Giải pháp xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp ở hợp tác xã

Toàn tỉnh hiện có 339 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, nhiều HTX, tổ hợp tác đã, đang triển khai thực hiện việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp nhằm tăng giá trị sản phẩm và nguồn thu nhập cho thành viên HTX.

Tái canh cây cam tại thủ phủ cam Cao Phong

Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, chính quyền huyện Cao Phong phối hợp các đơn vị liên quan triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025” với diện tích năm 2024 dự tính khoảng 42 ha, từ đó xây dựng cánh đồng mẫu để nhân rộng.

Phú Lai đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 5/4, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Phú Lai đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Đến dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và huyện Yên Thuỷ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục