Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm nay tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm nay tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng thời điểm này năm ngoái, chỉ số này đã giảm 2%. Số liệu này cho thấy sự phục hồi ngày càng rõ nét của sản xuất công nghiệp.
Sản lượng 6 tháng tăng đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến doanh thu cả năm cũng tăng đến 70%. Nắm lấy cơ hội này, doanh nghiệp dệt may này đã nhập thêm dàn máy khâu tự động để nâng cao sản lượng.
Ông Gu Yan Zhong - Giám đốc Công ty Sunrise công nghiệp Việt Nam cho biết: "Hiện chúng tôi ký kết nhiều đơn đặt hàng số lượng lớn với các đối tác. Tín hiệu rất khả quan. Chúng tôi mở rộng đầu tư, xây dựng thêm một nhà máy ở Phú Thọ, dự kiến có sản lượng cao hơn 2,5 lần so với nhà máy ở đây".
Phú Thọ một trong những địa phương nhóm đầu với ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các doanh nghiệp FDI đóng góp đến gần một nửa giá trị gia tăng toàn ngành.
Ông Nguyễn Hiền Minh - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ chia sẻ: "Do các động lực mới, các đơn vị mới đi vào hoạt động, đóng góp vào mức tăng này chủ yếu là nhóm ngành về sản xuất điện tử, nhóm ngành phục hồi gồm có may mặc, ngành sản xuất giấy và hoá chất.
55/63 địa phương đều ghi nhận tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp 5 tháng qua. Bức tranh sản xuất công nghiệp có hai chiều tác động qua lại rất rõ.
Chiều xuất khẩu với chỉ số mua hàng ngành sản xuất PMI trên mức 50 điểm tháng thứ 2 liên tiếp cho thấy nhu cầu đặt hàng phục hồi giúp cho đà sản xuất trong nước tăng, còn chiều bên kia nguyên, phụ liệu đầu vào lại càng phải sẵn sàng để đáp ứng. Do vậy, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 tháng tăng mạnh, trong đó gần 89% là hàng hóa nguyên liệu then chốt như dệt may, máy móc, thiết bị điện, điện tử. Như vậy, có rất nhiều triển vọng tăng trưởng công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa cuối năm nay.
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương nhận định: "Các giải pháp về kích cầu trong sản xuất, cụ thể là giải ngân vốn đầu tư công cũng như các chính sách của Chính phủ đã góp phần làm cho năng lực của các doanh nghiệp sản xuất trong nước được tăng cao trong thời gian vừa qua. Khả năng thu hút FDI cũng như giải ngân vốn FDI cũng là một trong những động lực để góp phần cho sự phát triển của ngành công nghiệp".
Chỉ số nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất đạt ngưỡng 50 trở lên cũng phản ánh các điều kiện kinh doanh đã cải thiện nhẹ ở tháng thứ hai liên tiếp, nổi bật là sản lượng ngành sản xuất tăng. Như vậy, những quyết sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh và kết nối thị trường đang phát huy hiệu quả, tạo trợ lực rất lớn cho đà sản xuất kinh doanh của cả năm.
Theo VTV.VN
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình, tính đến ngày 10/6, toàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 7.677/16.204 ha lúa vụ xuân, đạt khoảng 47,4% diện tích. Trong đó, diện tích thu hoạch tập trung chủ yếu ở các huyện: Lạc Sơn trên 2.453 ha, Lạc Thủy 1.465 ha, Lương Sơn trên 952 ha... Các địa phương khác tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ chiêm để đảm bảo kế hoạch gieo cấy vụ mùa theo các khung thời vụ.
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 3/6/2024 về thực hiện công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.
Để tạo nguồn lực thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi, cùng chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau, năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác triển khai thực hiện chương trình Tuần lễ "Gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo”.
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, đến hết tháng 5/2024, đơn vị quản lý 16 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 574,96 tỷ đồng/15.604 khách hàng còn dư nợ. Trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân vốn vay đối với 10 chương trình tín dụng, doanh số cho vay hơn 97 tỷ đồng, cho 2.382 lượt khách hàng được vay vốn.
Đến nay, 17 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực giúp Việt Nam kết nối với gần 60 thị trường.
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, cùng với yêu cầu về chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản được xem có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ cho sự phát triển của ngành năng lượng và công nghiệp khai khoáng, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.