Sau hơn 3 năm đưa vào trồng thử nghiệm, cây gai xanh đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp người dân ở xã Yên Hòa (Đà Bắc) nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.


Cây gai xanh phát triển tốt, mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả thiết thực ở xã Yên Hoà (Đà Bắc).

Yên Hoà là xã vùng cao của huyện Đà Bắc. Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, với các bãi đất rộng màu mỡ. Những năm trở lại đây, xã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có mô hình trồng cây dược liệu và gần đây là trồng cây gai xanh. Năm 2021, cây gai xanh được đưa vào trồng thử nghiệm tại xóm Lang. Đến nay, loại cây trồng này cho thấy hiệu quả kinh tế vượt trội so với những loại cây khác.

Gia đình anh Hà Văn Luân, xóm Lang trồng khoảng 5.000 m2 cây gai xanh. Trước đây, trên diện tích này gia đình chỉ trồng ngô, trồng sắn, hiệu quả kinh tế đem lại chưa được như kỳ vọng. Từ khi cây gai xanh được đưa vào trồng thử nghiệm, gia đình anh Luân đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại cây mới này. Với thổ nhưỡng phù hợp, kỹ thuật chăm sóc tốt, diện tích trồng gai xanh cho năng suất và thu nhập ổn định. Anh Luân phấn khởi cho biết: "Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng ngô, sắn nhưng hiệu quả kinh tế không cao, năng suất thấp. Từ khi chuyển sang trồng cây gai xanh, thu nhập của gia đình nâng cao. So với cây ngô, cây sắn, trồng gai xanh cho thu nhập cao gấp 2 - 3 lần”.

Hiện nay, xóm Lang có 14 hộ trồng cây gai xanh, tổng diện tích trên 10ha. Theo Trưởng xóm Nguyễn Viết Hùng, qua hơn 3 năm trồng cho thấy, cây gai xanh dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, khả năng chịu hạn tốt, ưa khí hậu nóng ẩm. Cây gai xanh trồng vụ đầu tiên sẽ cho thu hoạch sau 75 ngày. Khi thu hoạch chặt sát gốc, cây sẽ mọc lại, sau đó chỉ cần bón phân, làm cỏ. Các vụ kế tiếp thu hoạch sau khoảng 47 - 50 ngày. Cây gai xanh cho thu 4 lứa chính trong năm, nếu chăm sóc tốt có thể được 5 lứa và cho thu hoạch liên tục trong 10 năm.

Về đầu ra, hiện hợp tác xã ở thành phố Hòa Bình bao tiêu, thu mua gai xanh của người dân. Với giá thu mua 40.000 đồng/kg vỏ khô, tính ra mỗi 1 ha người dân có thể thu được từ 80 – 100 triệu đồng/năm, cao gấp khoảng 3 lần so với trồng ngô, sắn. "Gia đình tôi hiện trồng 9.000 m2 cây gai xanh. Nhờ vậy mà gia đình cải thiện được thu nhập, mỗi năm thu khoảng 50 triệu đồng. Với hiệu quả kinh tế đem lại, đây thực sự là cây thoát nghèo cho người dân”, ông Hùng chia sẻ.

Đồng chí Bùi Văn Thương, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết: Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Đà Bắc đạt 40,3 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,8%. Để nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, Yên Hoà đã nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có mô hình trồng cây gai xanh. Qua hơn 3 năm đưa vào trồng, cây gai xanh cho thấy hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn. Do đó, trong thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích cây gai xanh để thay thế cây trồng kém hiệu quả.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc, ngoài xã Yên Hoà, cây gai xanh đã được đưa vào trồng tại các xã: Tú Lý, Cao Sơn, Mường Chiềng, Đồng Chum, Đoàn Kết, Trung Thành với diện tích trên 95 ha. Để phát triển và nhân rộng diện tích, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn duy trì và phát triển ổn định, có hiệu quả diện tích đã cho thu hoạch. Cùng với đó nhân rộng mô hình ra các xã nhằm thay thế dần cây trồng kém hiệu quả, góp phần thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện Đà Bắc giai đoạn 2021-2025.


Viết Đào

Các tin khác


“Gập ghềnh” đường đến nền tảng số của chủ thể OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đã giúp tăng giá trị nông sản, mở hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ gia đình. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm trên không gian mạng đang là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, nhiều chủ thể tại Hòa Bình vẫn gặp không ít khó khăn khi tiếp cận.

Huyện Đà Bắc: Các phong trào thi đua tạo động lực phát triển kinh tế

Năm 2024 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng để phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện Đà Bắc lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vì thế, ngay từ đầu năm, các cấp ủy, chính quyền trong huyện đã chủ động triển khai thực hiện các phong trào thi đua (PTTĐ) gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Ghi nhận trong 6 tháng đầu năm, các PTTĐ được triển khai sâu rộng, góp phần tạo động lực cho sự phát triển của huyện, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.

Hàng Việt đi vào cuộc sống

Sau 15 năm triển khai, cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp của chính quyền, các ban, ngành, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội (CT - XH). Bằng nhiều hình thức tuyên truyền và hoạt động thiết thực, CVĐ đã lan tỏa rộng rãi, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Hòa Bình.

Đẩy nhanh tiến độ dự án chỉnh trang đô thị thành phố Hòa Bình

TP Hòa Bình đang huy động các nguồn lực đầu tư tập trung nâng cấp, chỉnh trang đô thị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt đô thị loại II trước năm 2025.

“Chú phải phổ biến kỹ thuật cho mọi người làm giàu như mình”

Ngày 14/5/2017, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm vườn cam của gia đình ông Nguyễn Đức Mạnh ở khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong.

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng khá

Theo ngành Công Thương, thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm không có biến động lớn. Có 5 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá với tổng số tiền doanh nghiệp tự bình ổn là 48 tỷ đồng. Công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá được đẩy mạnh…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục