Chiều 28/8, trong khuổn khổ  chương trình "Gặp gỡ Thái Lan” do Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Thái Lan và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam (Thaicham) tại Khách sạn Mường Thanh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Cùng tham gia làm việc có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh Hòa Bình làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam (Thaicham).

Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu tóm tắt những lợi thế, tiềm năng phát triển, bản sắc văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của tỉnh Hoà Bình tới Đoàn Thaicham và mong muốn thông qua Thaicham giới thiệu đến các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân Vương quốc Thái Lan. Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi, chính quyền năng động, chính sách ưu đãi, Hòa Bình có nhiều lợi thế để đầu tư với các doanh nghiệp của Thái Lan.

Đồng chí Phó chủ tịch đánh giá cao các doanh nghiệp, nhà đầu tư Thái Lan về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động và sự tuân thủ pháp luật, sản phẩm sản xuất có chất lượng cao, hiện đại. Đồng chí hy vọng các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Thái Lan thời gian tới sẽ trở thành những nhà đầu tư quan trọng của tỉnh Hòa Bình. Trong phạm vi quyền hạn và khuôn khổ pháp luật Việt Nam, tỉnh cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu, đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Về phía Thaicham, ông Praween Wirotpan, Chủ tịch Thaicham vui mừng và đánh giá cao buổi làm việc giữa hai bên. Thaicham cam kết sẽ hỗ trợ tỉnh Hòa Bình giới thiệu, thúc đẩy các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư sản xuất kinh doanh các lĩnh vực tỉnh đang quan tâm như: thương mại, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, đặc biệt là du lịch mà hiện nay các doanh nghiệp Thái Lan có thế mạnh.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, hai bên trao đổi và thống nhất cao các nội dung hợp tác đã thảo luận. Hy vọng rằng, sự có mặt của ThaiCham tại tỉnh Hoà Bình sẽ là chìa khóa để đẩy mạnh đầu tư, phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam - Thái Lan nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng. Mở ra nhiều cơ hội hơn cho nhà đầu tư Thái Lan đến tỉnh Hoà Bình thông qua cung cấp thông tin về các chính sách kinh tế, điều kiện, môi trường kinh doanh; tư vấn, kết nối và kiến tạo các cơ hội kinh doanh; phản ánh kịp thời ý kiến của doanh nghiệp đến chính quyền tỉnh. Đây sẽ là tiền đề quan trọng cho việc hợp tác đầu tư lâu dài, bền vững của các nhà đầu tư Thái Lan tại tỉnh Hoà Bình nhằm phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho cả hai bên.                                   


Hà Tuấn Anh
Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh

Các tin khác


Đóng điện đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu: Thông tuyến toàn bộ đường dây 500kV mạch 3

Chiều tối 27/8, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Quỳnh Lưu, qua đó thông tuyến toàn bộ Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Vừa thi công, vừa đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường trong điều kiện thời tiết cực đoan

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có những đợt mưa to kéo dài làm tăng nguy cơ sạt lở đất, đá và mất an toàn giao thông (ATGT) tại nhiều khu vực. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi các nhà thầu vừa phải triển khai phương án thi công phù hợp để hoàn thành tiến độ đề ra, vừa phải triển khai các phương án đảm bảo ATGT, bảo vệ công trình, kiểm soát thiệt hại do ảnh hưởng thời tiết cực đoan.

Huyện Lạc Thủy: Dồn điền, đổi thửa - tiền đề xây dựng cánh đồng mẫu lớn

Giai đoạn 2020 - 2023, huyện Lạc Thủy đã tạo đột phá trong thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT). Từ đây giúp địa phương khắc phục được tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, tiến tới hình thành cánh đồng mẫu lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất và thu nhập cho người sản xuất.

Huy động nguồn lực phát triển cụm công nghiệp

Xác định phát triển công nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Lạc Thủy đã triển khai tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn về chủ trương hình thành, phát triển các cụm công nghiệp (CCN). Xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động, đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về đẩy mạnh phát triển CCN.

Những tín hiệu tích cực về hoạt động xuất, nhập khẩu tỉnh Hòa Bình

Trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới có phục hồi nhưng không mạnh mẽ và bền vững; cùng với đó là tình hình khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu, xung đột quân sự Nga - Ukraine… đã ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Việt Nam. Song hoạt động xuất, nhập khẩu của cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình trong nửa đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc.

Huyện Đà Bắc nỗ lực giảm nghèo bền vững

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục