Thời gian qua, huyện Yên Thuỷ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trên nhiều lĩnh vực, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nhanh, bền vững.


Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Yên Thuỷ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức đến giao dịch thủ tục hành chính.

Để thực hiện công tác CĐS, UBND huyện chủ động, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ CĐS; thành lập, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) CĐS huyện để nghiên cứu, đề xuất UBND huyện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển chính quyền điện tử và CĐS.

Đồng chí Bùi Văn Chương, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Thủy cho biết: Công tác CĐS được Huyện uỷ, UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Huyện ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo về CĐS, bảo đảm an toàn thông tin gắn với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), phát triển chính quyền số trong hoạt động của cơ quan theo hướng dẫn của     Trung ương, của tỉnh. Triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống, phần mềm, hạ tầng CNTT của huyện. BCĐ CĐS huyện đóng vai trò kết nối để tất cả các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn cùng tham gia, góp phần xây dựng chính quyền số hiệu quả, phục vụ người dân, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Thực hiện CĐS được BCĐ CĐS huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng được phủ tới trung tâm các xã, thị trấn. Hiện nay, 100% cơ quan, đơn vị đã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II, đảm bảo việc khai thác các hệ thống phầm mềm dùng chung của tỉnh, huyện. 100% máy tính sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) và mạng internet trong giải quyết công việc. Toàn huyện có 13 điểm cầu truyền hình hội nghị trực tuyến của huyện và các xã. Hệ thống "phòng họp không giấy tờ” triển khai thực hiện tại cuộc họp trực tuyến của UBND huyện thường kỳ hàng    tháng. Thực hiện xử lý văn bản trên hệ thống phần mềm, 100% phòng, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện tiếp nhận văn bản đến và phát hành văn bản đi có ký số trên môi trường mạng. 

Huyện quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trên tất cả các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Cụ thể, triển khai ứng dụng phần mềm một cửa điện tử mới tại các đơn vị, địa phương;         phối hợp kết nối hệ thống thông tin điện tử về kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và kết nối thông tin với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC thực hiện đúng quy định pháp luật, tỷ lệ hồ sơ TTHC cấp huyện, cấp xã được giải quyết đúng hạn đạt từ 99% trở lên. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Yên Thuỷ tiếp nhận 5.624 hồ sơ, số hồ sơ tiếp nhận qua mạng đạt 97,26%; có 1.240 hồ sơ tiếp nhận toàn trình; hoàn thành số hoá 5.001/5.603 hồ sơ, đạt 89,26%.

Huyện đẩy mạnh thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong điều hành,   quản lý, sản xuất, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn huyện có 169/175 doanh nghiệp đăng ký và nộp thuế điện tử. 5/10 sản phẩm OCOP đã được bán qua kênh thương mại điện tử là: dầu lạc Yên Thuỷ; bưởi Diễn Đại Đồng, xã Ngọc Lương; cao cà gai leo, xã Bảo Hiệu; hành tăm muối, rượu Đù Địn, xã Phú Lai.

100% trường học đã triển khai sổ liên lạc điện tử, hồ sơ, sổ điểm điện tử. Đồng thời ứng dụng trên thiết bị di động cho giáo viên hỗ trợ công tác quản lý, dạy và học, giúp giáo viên chủ động nắm bắt thông tin qua zalo, gmail. Đối với triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử, hiện đã triển khai tại 9/11 xã, thị trấn người dân có hồ sơ sức khoẻ điện tử.

Theo đồng chí Bùi Văn Chương, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện, để thực hiện tốt chương trình CĐS trên địa bàn, thời gian tới, BCĐ CĐS huyện tập trung tham mưu UBND huyện chỉ đạo các đơn vị, địa phương quan tâm triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS một cách tích cực, hiệu quả. 


Đỗ Hà

Các tin khác


Lồng ghép nguồn lực để ổn định dân cư các xã vùng chuyển dân sông Đà

Nằm ở điểm cao nhất huyện Đà Bắc và có mặt bằng ổn định, khu tái định cư (TĐC) Tuổng Đồi thuộc xã Mường Chiềng là nơi ở mới của 68 hộ dân. Sau đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 10/2017, trên địa bàn xã xuất hiện nhiều điểm nguy cơ sạt lở đất rất cao và không đảm bảo an toàn để sinh sống. Vì thế, huyện Đà Bắc đã cấp thiết triển khai xây dựng khu TĐC Tuổng Đồi để đưa các hộ dân về nơi ở mới.

Huyện Kim Bôi xây dựng nông thôn mới đi vào thực chất

Trong những năm qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện Kim Bôi đã tạo sự đột phá, làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn. Điều dễ nhận thấy là cơ sở hạ tầng tại các thôn, xóm ở vùng sâu, vùng xa ngày càng khang trang, xanh, sạch đẹp và an toàn.

Dồn lực thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần tạo sức bật trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Tuy nhiên, đây cũng được xem là tiêu chí khó thực hiện nhất bởi đòi hỏi nguồn lực lớn. Từ thực tế đó, tỉnh Hòa Bình đã huy động, lồng ghép mọi nguồn lực nhằm phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.

Đóng điện đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu: Thông tuyến toàn bộ đường dây 500kV mạch 3

Chiều tối 27/8, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Quỳnh Lưu, qua đó thông tuyến toàn bộ Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Vừa thi công, vừa đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường trong điều kiện thời tiết cực đoan

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có những đợt mưa to kéo dài làm tăng nguy cơ sạt lở đất, đá và mất an toàn giao thông (ATGT) tại nhiều khu vực. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi các nhà thầu vừa phải triển khai phương án thi công phù hợp để hoàn thành tiến độ đề ra, vừa phải triển khai các phương án đảm bảo ATGT, bảo vệ công trình, kiểm soát thiệt hại do ảnh hưởng thời tiết cực đoan.

Huyện Lạc Thủy: Dồn điền, đổi thửa - tiền đề xây dựng cánh đồng mẫu lớn

Giai đoạn 2020 - 2023, huyện Lạc Thủy đã tạo đột phá trong thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT). Từ đây giúp địa phương khắc phục được tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, tiến tới hình thành cánh đồng mẫu lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất và thu nhập cho người sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục