Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến hết tháng 2/2025, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 90% kế hoạch, phần diện tích còn lại đang được cải tạo để thả giống trong thời gian tới.

Trong tháng 2, sản lượng nuôi trồng thủy sảncủa tỉnh ước đạt
1.000 tấn,chủ yếu tại hồ thuỷ điện Hoà Bình.
Hiện toàn tỉnh
có gần 5.100 lồng nuôi cá, đảm bảo nguồn cung ổn định. Sản lượng nuôi trồng
trong tháng 2 ước đạt 1.000 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 1.850 tấn, tương
đương 18,5% kế hoạch năm.
Hoạt động
khai thác thủy sản chủ yếu diễn ra tại hồ thủy điện sông Đà, các sông, suối lớn
và hồ đập trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, trên toàn tỉnh có 1.480 thuyền khai
thác, 1.250 bộ lưới và gần 450 vó đèn phục vụ đánh bắt. Sản lượng khai thác thủy
sản trong tháng 2 ước đạt 150 tấn, nâng tổng sản lượng khai thác từ đầu năm lên
350 tấn, tương đương 13,72% kế hoạch năm. Các loài thủy sản khai thác chủ yếu
là cá vền, cá ngão, tép dầu, cá ngần và tôm sông.
Nhằm đảm bảo
phát triển bền vững, ngành chức năng tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ
vào nuôi trồng. Hoạt động đánh tỉa, thả bù được thực hiện nghiêm túc, giúp duy
trì chất lượng và số lượng sản phẩm thủy sản.
H.Y
Giá xăng, dầu cùng giảm 460-760 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, việc phát triển rừng sản xuất không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái, giúp nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần giảm thiểu tác động của thiên tai, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước.
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 275/UBND-KTTH về việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Thời gian qua, huyện Đà Bắc có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Nhờ đó, công tác phục vụ nhân dân ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Lợn đen là giống bản địa ở tỉnh Hoà Bình. Sản phẩm thịt lợn đen được nhiều người biết đến bởi chất lượng thơm ngon, không ngấy, ngọt tự nhiên... Lợn đen bản địa có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, ít bệnh tật, dễ nuôi, ít tốn kém chi phí thức ăn và thuốc thú y. Người chăn nuôi có thể tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên như rau, củ, quả, giúp giảm chi phí. Chăn nuôi lợn đen bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống; đồng thời bảo tồn được nguồn gen quý.
Luật Đất đai năm 2024 đi vào cuộc sống, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho người dân.