Là xã vùng III của huyện Mai Châu, Nà Phòn gặp không ít khó khăn trong hành trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Tuy nhiên, với sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đến cuối năm 2024, xã Nà Phòn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí XDNTM.
Hạ tầng giao thông nông thôn được xây dựng đồng bộ, góp phần tạo điều kiện cho người dân xã Nà Phòn, huyện Mai Châu phát triển kinh tế.
Xã Nà Phòn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Nà Phòn và Nà Mèo theo Nghị quyết số 830, ngày 17/12/20219 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời điểm đó, xã Nà Phòn (cũ) đã về đích NTM còn Nà Mèo là xã đặc biệt khó khăn.
Đồng chí Lò Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: "Thực hiện XDNTM, Nà Phòn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi các tiêu chí khó như: thu nhập, nghèo đa chiều, giao thông, nhà ở dân cư đều chưa đạt. Từ thực tế đó, xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng chương trình hành động về XDNTM cụ thể, phù hợp tình hình thực tế, đồng thời tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của tỉnh, huyện để thực hiện các mục tiêu đề ra; huy động có hiệu quả nội lực trong cộng đồng dân cư”.
Xác định giao thông nông thôn là tiêu chí quan trọng, đòn bẩy thực hiện các tiêu chí khác, xã đã huy động mọi nguồn lực của địa phương để thực hiện tiêu chí này theo phương châm: "dân biết, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ”. Theo đó, nhiều gia đình đã tự nguyện hiến đất và trở thành tuyên truyền viên tích cực vận động bà con cùng hiến đất, di dời hàng rào, vật kiến trúc, hoa màu, góp ngày công xây dựng những con đường sạch đẹp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Trong xã xuất hiện nhiều công trình mang dấu ấn tập thể và nét đẹp chung đoàn kết của cả cộng đồng. Đến nay, 100% đường trục xã, ngõ xóm, liên xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa; trên 51% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, thuận tiện cho xe cơ giới qua lại. Đặc biệt phong trào chỉnh trang khu dân cư, làm đường hoa, điện thắp sáng đã góp phần làm thay đổi diện mạo, cảnh quan nông thôn.
Hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai được đầu tư xây dựng, đảm bảo bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động đạt trên 80%. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được đầu tư đảm bảo đạt chuẩn.
Đi đôi với hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, Nà Phòn ưu tiên thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nông dân, nhất là ở các xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao như Xăm Pà, Nà Mo, Xô... Trong đó tập trung nguồn lực từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia triển khai những dự án hỗ trợ hộ nghèo như: chuyển đổi nghề, mua máy nông nghiệp, đào tạo nghề... Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình hiệu quả được duy trì như: trồng bí xanh, chuối, dưa bao tử, cây vụ đông, dược liệu, chăn nuôi lợn nái và lợn thịt, nuôi dê lai, bò sinh sản giống địa phương... Với những giải pháp đồng bộ trong phát triển kinh tế, đời sống người dân dần nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 32,7 triệu đồng (năm 2020) lên 46,58 triệu đồng (năm 2024). Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 28% thời điểm mới sáp nhập xuống còn 12,38%, trong đó hộ nghèo chiếm 8,47%, hộ cận nghèo chiếm 3,91%. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%. Trong giai đoạn 2020 - 2024, xã xóa được 22 nhà tạm, nhà dột nát. Đến thời điểm này, trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát, tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo quy định đạt 96,6%.
Đặc biệt, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Nà Phòn tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Trong xã hiện có 19 nhà nghỉ homestay, 2 khu nghỉ dưỡng. Các hộ duy trì 100 khung cửi dệt thổ cẩm; thành lập 22 đội văn nghệ. Hàng năm, xã thu hút hàng nghìn lượt du khách tới tham quan, trải nghiệm; năm 2024 doanh thu từ du lịch đạt trên 12 tỷ đồng. Xã có 6/7 xóm đạt tiêu chuẩn văn hóa, 82,35% gia đình văn hóa... Bằng chủ trương đúng đắn cùng cách làm sáng tạo, phù hợp, xã Nà Phòn đã tạo ra bứt phá rõ nét trong hành trình về đích NTM.
Thanh Hạnh
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)
Gần 245 ha chè, trong đó có 100 ha đạt chuẩn VietGAP. Những con số tưởng chừng khô khan ấy lại kể một câu chuyện rất xanh ở huyện Lạc Thủy, nơi cây chè không chỉ bền bỉ phủ kín những triền đất khô bạc, mà còn thắp lên hy vọng về một hướng đi mới cho nông nghiệp bền vững.
Nối tiếp đà đi lên từ các phiên trước đó, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 11/4, vượt qua ngưỡng 3.200 USD/ounce.
Chiều 11/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) của tỉnh làm trưởng đoàn tiếp tục tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các chương trình trên địa bàn huyện Lạc Thủy.
Ngày 11/4, Hội Nông dân (HND) tỉnh và Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị ký kết thoả thuận hợp tác về thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ, giai đoạn 2025- 2030.
Ngày 11/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức kiểm tra nhằm kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG trên địa bàn huyện Yên Thủy.
Chiều 10/4, đoàn công tác UBND tỉnh Hòa Bình do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lương Sơn để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.