Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm sau 5 tháng tăng liên tiếp, kéo huy động vốn ngân hàng sụt giảm đầu năm nay.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 1, tổng lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng giảm 0,75% so với cuối năm 2024 đạt 14,62 triệu tỷ đồng. Hiện chưa có số liệu tiền gửi quý I, nhưng với việc nhu cầu vốn cho vay đang gia tăng, các ngân hàng sẽ phải tìm cách cân đối nguồn vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản.
Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng gồm tiền gửi của người dân và tổ chức. Nhìn kỹ hơn vào số liệu tháng 1 thì giảm là do lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm khoảng 3%, khi các doanh nghiệp cần dùng tiền để xoay vòng cho sản xuất kinh doanh.
Còn đối với người dân, số lượng gửi vào hệ thống vẫn tăng thêm 1,74%. Nhiều người cho biết, ngân hàng vẫn là kênh gửi tiết kiệm an toàn, dù mặt bằng lãi suất tiền gửi gần đây có điều chỉnh giảm.
Anh Đặng Mạnh Hiếu - quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội chia sẻ: "Lãi suất gửi tại ngân hàng thấp nhưng mình vẫn ưu tiên".
"Đầu tư thì có rủi ro có thể được hoặc mất nhưng gửi tiết kiệm vẫn an toàn hơn", chị Nguyễn Quỳnh Mai - quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cho hay.
Nếu tính chung tổng lượng huy động vốn của các ngân hàng, bao gồm cả tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, hay huy động trái phiếu và các nguồn khác thì đến cuối tháng 3, đã tăng 1,96% so với cuối năm ngoái, đạt 15,6 triệu tỷ đồng. Nhiều ngân hàng cho biết, đã nỗ lực tìm giải pháp tăng huy động để đảm bảo nguồn cho vay ra.
Với nhu cầu vốn cho vay nền kinh tế đang gia tăng, Ngân hàng Nhà nước cũng cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Các ngân hàng lớn có nguồn vốn dồi dào hơn, cũng thực hiện cung ứng vốn cho các ngân hàng nhỏ qua thị trường liên ngân hàng.
Theo báo cáo, thanh khoản hệ thống tương đối cân bằng khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng qua thị trường mở trong tuần qua. Đồng thời, thực hiện việc chào mua giấy tờ có giá, lên đến 91 ngày để bơm thanh khoản dài hạn hơn cho hệ thống. Qua đó, hỗ trợ hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng kịp thời nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Theo VTV.VN
Căng thẳng thương mại toàn cầu không chỉ là thách thức, mà còn là phép thử cho bản lĩnh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng.
Sáng 22/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tại huyện Lương Sơn.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, trong khi thời tiết chuyển nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân có thể tăng cao. Trước tình hình đó, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hoà Bình) sớm xây dựng và triển khai các phương án cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ kỳ nghỉ lễ sắp tới.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới, thời tiết có diễn biến phức tạp. Dự báo mưa diện rộng trong tháng 4, cường độ nắng nóng ít gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Tình hình thời tiết này có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa và diễn biến của một số đối tượng sinh vật gây hại chính như: bệnh đạo ôn, tập đoàn rầy, chuột, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn... có xu hướng tăng dần mật độ và tỷ lệ hại gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa nếu không có các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Quý I/2025, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,74%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo tăng trưởng ngành nông nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ áp mức thuế 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu hết sức khó khăn, thách thức như hiện nay, việc "khoan sức dân”, nuôi dưỡng nguồn thu cần được ưu tiên trong hoạch định chính sách. Đó chính là cách hỗ trợ tốt nhất, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế.