Từ tác động của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện (từ ngày 1-3), các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế lo ngại lạm phát năm 2010 có thể vượt mức trần 7%

Thị trường sau một cái Tết đắt đỏ lại đang phải đối mặt với áp lực tăng giá sau khi một số mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế đều tăng khá mạnh. Liệu lạm phát năm nay có vượt trần chỉ tiêu 7%? Để thực hiện chỉ tiêu này, cần phải có những nỗ lực rất lớn.


Gần đây, sữa ngoại các loại đã tăng giá chóng mặt. Ảnh: H.THÚY


Khó giữ CPI


Ngay từ tháng 1-2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã bất ngờ tăng 1,36% khiến nhiều chuyên gia kinh tế đồng loạt cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại. Tháng 2, giá cả thị trường biến động cao nhất trong năm. Bộ Tài chính cho biết sức mua và nhu cầu của người dân dịp Tết tăng đột biến, khu vực đô thị tăng từ 20% - 30%, nông thôn tăng 10% - 15%. Đặc biệt, một số loại rau xanh và thịt tăng từ 100% đến hơn 400%, giá tour du lịch xuất ngoại cũng tăng từ 30% - 50%. Các dịch vụ giữ xe và cửa hàng ăn uống cũng tăng từ 50% đến hơn 400% so với quy định. Tăng khủng khiếp nhất là cước vận tải vì nhiều doanh nghiệp phụ thu từ 40%-60% giá vé các tuyến chạy liên tỉnh.


Một chuyên gia của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho biết vài năm trở lại đây, quy luật giá cả đã bị phá vỡ do tác động của nhiều yếu tố nội tại và tác động từ bên ngoài. Thông thường, cả quý I là thời điểm “xài” đến 50% chỉ số CPI của cả năm. Năm nay, rất có thể cũng là năm phá quy luật khi chỉ tính riêng hai tháng đầu năm, CPI lên đến  3,35% so với tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó, đầu tháng 3-2010 sẽ tăng giá điện nên khó có thể hy vọng CPI tăng thấp hoặc giữ nguyên như mọi năm nên nguy cơ lạm phát tăng cao đang hiện hữu.


Lo lạm phát từ giữa năm


Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, ông Nguyễn Tiến Thỏa, cho biết khi xây dựng chỉ tiêu lạm phát 7%, các chuyên gia đã tính toán đến các yếu tố tăng giá xăng, giá điện, yếu tố tăng lương cũng như xu hướng giá thế giới theo dự báo của các tổ chức kinh tế lớn. “Các chuyên gia cảnh báo khó giữ mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7% là có cơ sở. Chính phủ cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường trong tháng 3 để kịp thời có biện pháp điều chỉnh linh hoạt”- ông Thỏa nói. Đó là việc thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, giá, tài khóa, xuất nhập khẩu, chính sách thị trường. Nếu một trong các “mắt xích” này yếu, mục tiêu kiềm chế lạm phát không thể đạt được.


Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại – Dịch vụ - Giá cả (Tổng cục Thống kê), đánh giá: Theo quy luật chung, mức tăng 3,35% của CPI hai tháng đầu năm chưa đáng lo ngại, vì cũng là mức tương đương với giai đoạn 2003-2007, thời điểm chưa có lạm phát và suy thoái. Nguy cơ lạm phát cao nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào giữa năm, khi bắt đầu đến độ trễ của việc nới lỏng chính sách tiền tệ của năm ngoái, cộng hưởng với mức tăng giá chung do kinh tế phục hồi rõ nét hơn. “Đây có thể là một diễn biến tăng CPI trái với quy luật hằng năm”- ông Thắng cảnh báo. Như vậy, việc kiềm chế lạm phát dưới hai con số vẫn có thể duy trì nhưng mục tiêu 7% rất khó đạt được.

 

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Anh Dương Quốc Trung ở thị trấn Đà Bắc chọn nuôi rắn hổ mang để làm giàu.
Theo Bộ Tài chính, quỹ sẽ giúp ích rất lớn cho nông dân trồng lúa và sẽ hài hoà lợi nhuận với cả thương lái thu mua, thay vì đi ép nông dân.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngân hàng đồng loạt tăng kịch trần giá USD

Trong khi các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh tỷ giá, thì trên thị trường tự do, giá USD có chiều hướng giảm nhẹ. Điều này giúp thu hẹp độ chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường.

Niềm vui từ con đường mới ở thôn Đồng Giang

(HBĐT) - Về Đồng Giang, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn vào những ngày cuối năm, chúng tôi bắt gặp một không khí nhộn nhịp từ trong làng đến ngoài ngõ. Đón tết năm nay, nhân dân đón thêm niềm vui mới bởi con đường liên thôn hơn 3 km của xóm đã hoàn thành bê tông hóa. Đó là kết quả “dân vận khéo” của chi bộ Đảng và sự nỗ lực của hơn 170 hộ dân nơi đây.

Giá điện tăng 6,8% từ 1/3/2010

Giá bán điện bình quân năm 2010 sẽ tăng lên 6,8% so với giá bình quân thực hiện năm 2009 và áp dụng từ ngày 1/3 tới.

Tăng giá xăng: Lợi bất cập hại

Ngoài lý do tăng giá xăng kém thuyết phục, thời điểm tăng giá rất bất lợi cho người tiêu dùng và sự ổn định của nền kinh tế nước ta

Giao dịch ngân hàng nhộn nhịp

Với chênh lệch lãi suất giữa USD và VNĐ quá lớn, có thể trong thời gian tới, doanh nghiệp gửi USD tại các ngân hàng sẽ ồ ạt chuyển sang tiền đồng. Khi đó, cung USD tăng lên, tỉ giá ngoại tệ tự do sẽ giảm mạnh

Năm 2010: Đối mặt với nguy cơ lạm phát

Mới qua những ngày Tết Nguyên đán, mặc dù chưa đến thời điểm ngành thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhưng với việc tăng giá hàng hoá tiêu dùng trong những ngày tết, cùng với việc tăng tỉ giá ngoại tệ, tăng giá xăng, chuẩn bị tăng giá điện, than… hàng loạt giá dịch vụ đang đứng trước khả năng đua nhau tăng giá, bởi lý do phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố tăng giá “đầu vào” nêu trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục