Ngoài lý do tăng giá xăng kém thuyết phục, thời điểm tăng giá rất bất lợi cho người tiêu dùng và sự ổn định của nền kinh tế nước ta

Ngày 21-2 (mùng 8 tháng giêng năm Canh Dần), trong lúc mọi người còn vui Xuân hoặc đang trên đường từ quê trở về nơi làm việc, giá xăng bất ngờ tăng 590 đồng/lít mà không có bất kỳ lời báo trước nào.


Lý do tăng chưa thuyết phục


Người dân không hiểu có lý do nào bức bách đến mức các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải tăng giá vào thời điểm này. Vậy là trong tương lai, nỗi ám ảnh của việc tăng giá xăng đột ngột sẽ cứ mãi đeo đuổi người tiêu dùng.

Một quan chức của Tổng Công ty Xăng dầu VN (Petrolimex VN) phát biểu với báo chí rằng phải tăng giá bán lẻ xăng do giá dầu thế giới đã vượt quá 80 USD/thùng. Xem lại giá dầu thế giới từ ngày 15-1-2010 đến ngày 15-2-2010 theo biểu đồ dưới đây do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo vào ngày 19-1-2010 thì không phải như vậy. Cụ thể, giá dầu thô được giao chỉ là 77,51 USD/thùng và cùng ngày, IMF nâng dự báo giá dầu thô cho năm 2010 từ 76 USD/thùng lên 78,32 USD/thùng; cho năm 2011 lên mức 82,5 USD/thùng so với mức dự báo trước đây là 82 USD/thùng (hình 1).


Hình 1: Biểu đồ thông báo giá của IMF ngày 19-1-2010 cho thấy giá dầu thô được
giao năm 2010 không quá 80 USD/thùng. Ảnh: IMF


Hình thành mặt bằng giá mới


Không nghi ngờ gì nữa, tăng giá xăng vào thời điểm ngay sau Tết này sẽ “đổ dầu vào lửa” cho đợt tăng giá thường vẫn diễn ra trên thị trường sau mỗi dịp Tết. Giá thực phẩm, rau củ quả và chi phí đi lại đã tăng lên sau Tết, nay lại được đợt tăng giá xăng dầu này tiếp tay với lý do chi phí vận tải tăng nên sẽ khó trở lại mức như trước Tết được.

Việc tăng giá điện vào ngày 1-3 sắp tới đã được thông báo trước, giá than cũng đã được đẩy lên, giá nước sinh hoạt ở Hà Nội đã lên mức 4.000 đồng/m3 (một số địa phương khác chắc chắn sẽ tăng giá nước tương tự). Giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng sẽ góp phần hình thành mặt bằng giá mới sau khi đã tác động liên ngành phụ thuộc vào hệ số theo mô hình “vào - ra” (input - output) của Leontiev (tên nhà khoa học người Mỹ gốc Nga đoạt giải Nobel kinh tế).

Ví dụ, sản xuất một tấn thép, một tấn xi măng cần bao nhiêu điện, bao nhiêu xăng dầu, giá thép, giá xi măng sẽ tăng, kéo theo giá nhà tăng. Mỗi một sản phẩm phụ thuộc vào hệ số liên ngành, ít nhiều đều phải chịu mức tăng nhất định, sau khoảng 3 tháng, sẽ hình thành mặt bằng giá cao hơn là không tránh khỏi. Vậy mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, trong lần trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế VN ngày 21-1, đã tỏ ra lạc quan về việc kiềm chế lạm phát dưới mức 7%/năm và cho rằng việc tăng giá đầu vào, kể cả tăng lương, sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến mặt bằng giá cả và các tác động đó đều “không có gì lo ngại” (?!). Những bà nội trợ đang hằng ngày trực tiếp đối mặt với sự tăng giá các khoản chi tiêu trong thực tế, quản lý ngân sách gia đình rất vất vả, muốn được ông bộ trưởng giải thích sao cho thuyết phục hơn những diễn biến này (!).


Từ ngày 1-1-2010, hàng loạt ưu đãi thuế đã được bãi bỏ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp không còn, ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế trước bạ cho ô tô cũng không còn... Những yếu tố trên chắc chắn sẽ góp phần tăng giá các mặt hàng liên quan. Qua đó, có thể nói rằng chọn thời điểm này để tăng giá bán lẻ xăng là sai lầm, thậm chí nguy hiểm cho cả nền kinh tế.


Làm tăng nguy cơ lạm phát


Sở dĩ nói như vậy bởi trong năm 2009, tín dụng đã tăng 38% để đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 5,32%; như vậy, cần tăng 7% tín dụng để đạt mức tăng 1% GDP. Năm nay, chỉ tiêu tăng trưởng GDP là 6,5% (tuy cao hơn năm 2009 nhưng còn thấp hơn mức trung bình nhiều năm trước đây), song mức tăng tín dụng dự kiến chỉ tăng 25%. Vậy là năm 2010 chỉ cần dưới 4% tăng tín dụng đã có thể tăng 1% GDP, một mức tăng hiệu quả đồng vốn quá cao trong khoảng thời gian rất ngắn, không biết có thành hiện thực?


Hình 2: Với mức dư nợ tín dụng này, sức ép tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu sẽ đẩy CPI tăng, dễ gây lạm phát


Nhìn vào biểu đồ tăng tín dụng (hình 2), chúng ta có thể thấy tín dụng đã tăng rất mạnh từ tháng 2 đến tháng 6-2009, sau đó bị hãm lại đột ngột tới mức gần bằng 0 vào những tháng cuối năm, cho thấy cách điều hành “giật cục” này đã tạo ra sự khan hiếm thanh khoản không đáng có mà các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp đang gánh chịu.


Nếu tình hình thanh khoản tín dụng ngân hàng tiếp tục căng thẳng, sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến căng thẳng thanh khoản của doanh nghiệp và lan ra cả nền kinh tế. Lúc đó, mục tiêu tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng. Kịch bản lạm phát cao hơn mục tiêu, tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn mục tiêu đề ra đang lấp ló đâu đó rất gần! Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn khả năng để xử lý nếu có biện pháp hữu hiệu, kịp thời và đó là điều người ndân mong đợi nhất.

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhiều gia đình ở huyện Tân Lạc còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Đài phun nước do Công ty Liên Hoàn Mỹ của Trần Đức Tâm thiết kế và thi công tại Festival Hoa Đà Lạt

Lạm phát: Điều hành lạc quan, chuyên gia lo ngại

Trong khi các cơ quan điều hành khá lạc quan khi cho rằng lạm phát năm 2010 sẽ đạt được mục tiêu mà Quốc hội đã thông qua là dưới 7% thì nhiều chuyên gia cho rằng khả năng này là “rất khó”.

Thị trường sau tết: Nguồn cung tăng nhưng giá vẫn cao

Ngày 21.2, mặc dù lượng hàng hóa về các chợ đầu mối tăng dần, hầu hết siêu thị đã hoạt động trở lại, song giá bán lẻ các mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống vẫn tăng cao.

Thông tư số 03/2010/TT-NHNN: Bài toán ngoại tệ tạm thời có lời giải

27 Tết, khi mà mọi giao dịch của nền kinh tế được giảm thiểu đến mức tối đa để chuẩn bị đón tết cổ truyền thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đột ngột ra thông báo quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại TCTD và quyết định điều chỉnh tỉ giá bình quân liên NH.

Tín dụng ngân hàng thận trọng trong tăng trưởng

Năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã cùng với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo dõi sát diễn biến và dự báo của các nước để chủ động điều hành chính sách tiền tệ. Trong hệ thống các công cụ chính sách đó thì chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng nhất bởi tiền phát hành của các Ngân hàng vào lưu thông chủ yếu qua con đường tín dụng.

Xanh rừng quê hương

(HBĐT) - Chủ trương trồng rừng kinh tế đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Nhiều hộ nông dân đã tự bỏ tiền túi ra trồng rừng. Các diện tích rừng trồng đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt.

Lạc quan Canh Dần

Dù có thể không đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng năm Canh Dần được dự báo sẽ thu được kết quả khả quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục