Mới qua những ngày Tết Nguyên đán, mặc dù chưa đến thời điểm ngành thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhưng với việc tăng giá hàng hoá tiêu dùng trong những ngày tết, cùng với việc tăng tỉ giá ngoại tệ, tăng giá xăng, chuẩn bị tăng giá điện, than… hàng loạt giá dịch vụ đang đứng trước khả năng đua nhau tăng giá, bởi lý do phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố tăng giá “đầu vào” nêu trên.

 

Đây là những tín hiệu về khả năng lạm phát trong năm 2010 có thể tăng cao. 

Nguyên nhân tăng giá “đầu vào”

Trong lúc thị trường đang chịu áp lực tăng giá hàng hoá tiêu dùng trong những ngày áp tết, thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2010/TT-NHNN quy định tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND tăng thêm 603 đồng kể từ ngày 11.2, tăng thêm 3,3% so với tỉ giá ngày trước đó.

Như vậy, hàng hoá cũng như nguyên liệu nhập khẩu sẽ bị “đội” thêm chi phí do việc điều chỉnh tăng tỉ giá USD. Trong lúc giới doanh nghiệp đang phải tính toán điều chỉnh giá thành do tăng giá điện thì ngày 21.2, giá xăng lại tăng thêm từ 550 – 590đ/lít. Mặt khác, kể từ ngày 1.3, giá điện sẽ tăng, nguyên nhân được giải thích là bởi do than tăng giá đã “đẩy” giá điện phải tăng.

Theo số liệu Cục Thống kê TPHCM công bố (ngày 22.2), tốc độ tăng CPI tháng 2 của TPHCM đã đạt mức tăng 1,68%, là mức tăng cao nhất trong 17 tháng qua. Nguyên nhân đẩy CPI 2 tháng đầu năm của TPHCM tăng tới 2,97%, tăng tới 9,45% so với cùng kỳ năm trước được cho là do giá cả cùng sức mua nhiều mặt hàng tăng mạnh trong những ngày áp tết và sau tết.

Cũng theo Cục Thống kê TPHCM, mức tăng bình quân một tháng của CPI đã lên tới xấp xỉ 1,46%, trong khi cùng kỳ năm 2009 chỉ mới có 0,67%. Với mức tăng CPI của TPHCM - một trung tâm kinh tế lớn của đất nước - khả năng CPI của TP.Hà Nội và của cả nước sẽ công bố trong những ngày sắp tới được dự báo sẽ không hề nhỏ.

Trở lại tháng 1.2010, với mức tăng CPI đến 1,36% so với tháng 12.2009 đã trở thành con số gây áp lực rất lớn cho các cơ quan quản lý vĩ mô, trước mục tiêu giữ CPI năm 2010 chỉ tăng ở mức 7% như Nghị quyết của Quốc hội đã giao.

Theo dự báo của các chuyên gia Tổng cục Thống kê, tháng Tết Nguyên đán là thời điểm mà CPI có thể sẽ còn tăng cao hơn tháng 1. Và sau 2 tháng đầu năm, với mức tăng mạnh CPI thì việc để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm ở mức dưới 7% là một thách thức vô cùng gay gắt, đòi hỏi nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc bảo đảm cung - cầu hàng hoá và ổn định được giá cả trong từng tháng.

“Kịch bản” nào cho CPI?

Thực phẩm cũng tăng giá.

Theo phân tích của một chuyên gia kinh tế, năm 2009 Việt Nam đã tăng trưởng tín dụng 38% để đạt được mức tăng trưởng GDP 5,3%. Như vậy, mức tăng tín dụng đã cao gấp 7 lần mức tăng GDP. Với tốc độ tăng tín dụng tới 38% trong năm 2009 thì thường nó có độ trễ từ 4 đến 6 tháng.

Khi kinh tế thế giới phục hồi, giá dầu sẽ tăng cao, kéo theo xăng, phân bón, thuốc trừ sâu tăng... Lúc đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với lạm phát từ thế giới. Việc tỉ giá điều chỉnh, giá điện theo cơ chế thị trường, giá than, nước tăng sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng và các yếu tố này sẽ dồn tất cả vào CPI.
 
Năm 2010, Việt Nam đề ra mục tiêu GDP tăng trưởng 6,5% thì nếu theo kịch bản của năm 2009, tăng trưởng tín dụng sẽ phải là 44%. Điều này sẽ là không thể, bởi Thống đốc NHNN đã khẳng định mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 sẽ bị khống chế ở mức 25%. Đây sẽ là bài toán nan giải mà các cơ quan quản lý vĩ mô cũng như các địa phương không thể xem nhẹ trước yêu cầu chỉ được tăng CPI không quá 7%.

Đánh giá về khả năng tăng trưởng nền kinh tế cũng như tốc độ lạm phát của của Việt Nam, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho rằng, áp lực lạm phát sẽ trở thành vấn đề ngày một lớn khi giá dầu và thực phẩm tăng cao. HSBC dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2010 sẽ đạt 6,8%; lạm phát 8% và lãi suất cơ bản sẽ là 12%.
 
Còn theo Ngân hàng Standard Chartered, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức một con số, đứng ở mức trung bình 8,9% trong năm 2010 và lên mức 10% ở thời điểm cuối năm 2010. Theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam cần giám sát chặt chẽ tình hình lạm phát, đặc biệt khi giá hàng hoá tiếp tục ở mức cao trong năm 2010.

Để đối phó với vấn đề lạm phát, bên cạnh hàng loạt giải pháp như chống nhập siêu, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá nội địa, bình ổn giá cả thị trường... theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh cần phải nâng cao hiệu quả của nguồn tín dụng, theo đó phải điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại nền kinh tế và không thể đầu tư vào tất cả các dự án đang triển khai, mà cần điều chỉnh lại cả mô hình tăng trưởng.
 
Theo đó, không thể tiếp tục tăng trưởng bằng cách cho thuê đất, kêu gọi đầu tư nước ngoài làm những dự án chiếm nhiều đất, làm sân golf. Cũng không thể đẩy xuất khẩu gạo lên tới 7 triệu tấn, tiếp tục xuất khẩu thuỷ sản mãi được, mà cần tìm cách thay đổi, phải chế biến nhiều hơn, sản xuất, chế tác sâu hơn, xuất khẩu các sản phẩm có chế biến, có sử dụng kinh nghiệm của người lao động Việt Nam. 

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác

Nhiều gia đình ở huyện Tân Lạc còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Đài phun nước do Công ty Liên Hoàn Mỹ của Trần Đức Tâm thiết kế và thi công tại Festival Hoa Đà Lạt
Rõ ràng là lạm phát của Việt Nam năm 2010 ảnh hưởng đến đời sống người dân vẫn là một câu chuyện còn phải tranh cãi dài.
Không có hình ảnh

Thông tư số 03/2010/TT-NHNN: Bài toán ngoại tệ tạm thời có lời giải

27 Tết, khi mà mọi giao dịch của nền kinh tế được giảm thiểu đến mức tối đa để chuẩn bị đón tết cổ truyền thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đột ngột ra thông báo quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại TCTD và quyết định điều chỉnh tỉ giá bình quân liên NH.

Tín dụng ngân hàng thận trọng trong tăng trưởng

Năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã cùng với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo dõi sát diễn biến và dự báo của các nước để chủ động điều hành chính sách tiền tệ. Trong hệ thống các công cụ chính sách đó thì chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng nhất bởi tiền phát hành của các Ngân hàng vào lưu thông chủ yếu qua con đường tín dụng.

Xanh rừng quê hương

(HBĐT) - Chủ trương trồng rừng kinh tế đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Nhiều hộ nông dân đã tự bỏ tiền túi ra trồng rừng. Các diện tích rừng trồng đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt.

Lạc quan Canh Dần

Dù có thể không đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng năm Canh Dần được dự báo sẽ thu được kết quả khả quan.

Có tiền “nóng”, “sóng” sẽ nổi

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đang chơi bằng vốn tự có. Ra giêng, nếu có dòng tiền “nóng” (tiền bán cổ phiếu trong năm, tiền nhàn rỗi, tiền FII...) đổ vào thì “sóng” sẽ nổi lên

Vàng giảm 340.000 đồng/lượng

Sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tiếp tục bán 191 tấn vàng, lập tức giá vàng thế giới từ 1.123 USD/ounce xuống còn 1.100 USD/ounce, sau đó leo lên 1.106 USD/ounce vào lúc 16 giờ ngày 19-2 (mùng 6 Tết)

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục