Giá điện cho sản xuất năm 2010 sẽ tăng 6,3% và sẽ bãi bỏ việc giảm giá điện cao điểm sáng cho doanh nghiệp 1 ca.
Bộ Công Thương cho biết thông tin trên hôm 25/2. Bộ này phân tích, năm 2009 là năm đầu tiên áp dụng giá điện giờ cao điểm sáng, nên đã không tránh khỏi những phản ứng của doanh nghiệp.
Giá điện vào giờ cao điểm cho doanh nghiệp sản xuất sử dụng cấp điện áp dưới 6kV có giá tới 1.900 đồng/kWh, gấp đôi giá điện giờ bình thường (955đồng/kWh).
Hàng loạt doanh nghiệp đã kêu khó vì không thể “né” việc sản xuất ngoài giờ cao điểm sáng, khi khoảng thời gian này được tính từ 9h30- 11h30 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, trùng vào thời gian làm việc bình thường của mọi cơ quan, đơn vị.
Trong đó, doanh nghiệp sản xuất 1 ca, từ 7h- 17h hàng ngày chịu tác động lớn nhất của qui định này, ước có 15-17% doanh nghiệp 1 ca bị đội them 20% chi phí tiền điện cho sản xuất.
Để hỗ trợ doanh nghiệp 1 ca, Chính phủ đã cho phép giảm một phần giá điện giờ cao điểm sáng, vào 4 tháng cuối năm 2009.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết, sau 4 tháng thực hiện, số doanh nghiệp sản xuất 1 ca đủ điều kiện để giảm giá điện vào giờ cao điểm sáng lại không nhiều. Tính đến hết 31/12/2009, chỉ có 1.497 đơn vị sản xuất thuộc diện được hỗ trợ này, chỉ chiếm 3,74% tổng số các đơn vị sản xuất trên cả nước.
Tổng sản lượng điện được giảm giá trong cao điểm sáng là 10,5 triệu kWh, lượng tiền giảm doanh thu bán điện tương ứng là 3,86 tỷ đồng. Con số này chứng tỏ, số doanh nghiệp chịu tác động xấu bởi qui định cao điểm sáng là không lớn.
Vì vậy, trong chính sách giá điện năm 2010, Bộ Công Thương đã quyết định tiếp tục áp dụng hình thức giá điện theo giờ cao điểm như bình thường, không kéo dài việc giảm giá điện giờ cao điểm sáng cho các doanh nghiệp sản xuất 1 ca.
Bộ này cho rằng, quy định giá điện theo giờ cao điểm này là nhằm đảm bảo phản ánh đúng chi phí sản xuất điện, hạn chế việc sử dụng điện vào các giờ mà giá thành sản xuất, truyền tải điện cao, khuyến khích sử dụng giờ thấp điểm.
Bộ Công Thương cho biết thêm, khi tăng 6,3% giá điện cho sản xuất thì các ngành sản xuất sẽ phải trả thêm 2.630 tỷ đồng tiền điện, bằng khoảng 0,36% giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp năm 2010.
Một số ngành công nghiệp sản xuất 3 ca, chi phí tiền điện chiếm tới 30-40% giá thành sản phẩm như cấp nước, điện phân… sẽ bị tăng thêm 2,83%- 3,15% giá thành sản phẩm. Các ngành cán thép, sản xuất xi măng tăng 0,2- 0,69% giá thành.
Theo Vnn
Trong khi người dân đang chờ hàng hóa trên thị trường giảm nhiệt sau Tết thì việc giá xăng tăng; giá điện, nước cũng chính thức tăng vào đầu tháng 3 khiến họ phải tính chuyện thắt lưng buộc bụng.
Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng khoảng 1.600 tỉ đồng, bằng 48% của cả năm 2009, được cho là để đón “sóng” năm 2010
Trong khi các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh tỷ giá, thì trên thị trường tự do, giá USD có chiều hướng giảm nhẹ. Điều này giúp thu hẹp độ chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường.
(HBĐT) - Về Đồng Giang, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn vào những ngày cuối năm, chúng tôi bắt gặp một không khí nhộn nhịp từ trong làng đến ngoài ngõ. Đón tết năm nay, nhân dân đón thêm niềm vui mới bởi con đường liên thôn hơn 3 km của xóm đã hoàn thành bê tông hóa. Đó là kết quả “dân vận khéo” của chi bộ Đảng và sự nỗ lực của hơn 170 hộ dân nơi đây.
Giá bán điện bình quân năm 2010 sẽ tăng lên 6,8% so với giá bình quân thực hiện năm 2009 và áp dụng từ ngày 1/3 tới.
Ngoài lý do tăng giá xăng kém thuyết phục, thời điểm tăng giá rất bất lợi cho người tiêu dùng và sự ổn định của nền kinh tế nước ta