Bộ mặt đô thị TPHB từng ngày đổi mới
(HBĐT) - Năm 2009, Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã công nhận Thành phố Hòa Bình (TPHB) là một trong 10 đô thị đạt tiêu chí “Xanh – sạch – đẹp” trên toàn quốc. Thành tựu này ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và cán bộ, nhân dân toàn thành phố đã đẩy mạnh thực hiện công tác xây dựng và quản lý đô thị.
Tháng 1/2009, UBND TPHB đã ra Quyết định ban hành Quy chế quản lý đô thị và triển khai thực hiện đồng loạt trên địa bàn. Để tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân, thành phố đã in 23.350 cuốn quy chế phát đến tận hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị và xây dựng trên 100 chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, UBND các xã, phường đã tổ chức phổ biến tại các buổi họp xóm, tổ dân phố. Thành Đoàn phối hợp với Ban ATGT thành phố tổ chức hội thi “Thanh niên với nếp sống văn minh đô thị” nhằm tuyên truyền nội dung quy chế quản lý và nâng cao nhận thức của trẻ thành phố về văn minh đô thị.
Song song với công tác phổ biến, tuyên truyền, UBND thành phố Hòa Bình đã triển khai kế hoạch cụ thể về quản lý đô thị. Trong năm qua, UBND thành phố đã tăng cường công tác quản lý xây dựng qua việc phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 và phê duyệt quy hoạch chi tiết một số dự án đầu tư phát triển trên địa bàn đảm bảo đúng luật, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT – XH. Việc kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng được coi trọng, đã kịp thời phát hiện các công trình chất lượng thi công chưa đảm bảo, chậm tiến độ đề ra. Công tác quản lý tài nguyên đất đai được tăng cường. Các xã, phường đã đẩy mạnh kiểm tra tình hình sử dụng đất, quản lý chặt chẽ đảm bảo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về sử dụng đất trên địa bàn quản lý, nhất là các khu vực có dự án đầu tư. Đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác giải phóng mặt bằng…
Năm 2009, thành phố Hoà Bình đã cấp mới 1642 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 57 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quyền sử dụng đất ở, 367 giấy phép xây dựng đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và từng bước chú trọng công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện sau khi được cấp giấy phép. Cùng với đó là nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước, khoáng sản và môi trường được quan tâm. Hiện tại, thành phố đang xây dựng “Đề án bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng” nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và các tổ chức nhằm tạo sự chuyển về chất lượng bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Qua một năm thực hiện quy chế quản lý đô thị ở thành phố Hoà Bình cũng đã tạo ra sự chuyến biến tích cực trong công tác quản lý trật tự ATGT và trật tự đô thị. Các ngành chức năng của thành phố luôn coi trọng tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, trường học và người dân về Luật giao thông đường bộ, những giải pháp cấp bách kiềm chế tại nạn, ách tắc giao thông cũng như các quy định về ATGT. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra xử lý vi phạm lòng đường, vỉa hè, hành lang ATGT đường bộ, đường thuỷ. Các lực lượng quản lý đô thị đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền nhắc nhở 1.339 trường hợp; tháo dỡ mái che, mái vẩy, quán tạm 327 trường hợp; thu giữ 117 trường hợp vi phạm và ra quyết định xử phạt 223 trường hợp.
Lực lượng Công an đã kiểm tra trên 8.000 lượt phương tiện tham gia giao thông, lập biên bản 7.720 trường hợp, xử phạt 7.377 trường hợp; tạm giữ 6 ô tô, 427 xe máy, tước 80 giấy phép lái xe 30 ngày; thông báo 840 trường hợp vi phạm về nơi công tác, cư trú. Nhờ tăng cường công tác quản lý trật tự ATGT, trật tự đô thị, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố giảm trên cả ba mặt là số vụ, số người chết và số người bị thương.
Như vậy, sau một năm ban hành, triển khai thực hiện Quy chế quản lý đô thị trên địa bàn thành phố đã kịp thời định hướng, giải đáp những yêu cầu cụ thể trong công tác quản lý và phát triển đô thị, được cán bộ và nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhờ đó, công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực xây dựng, đất đai, tài nguyên – môi trường, trật tự ATGT, trật tự đô thị của thành phố Hoà Bình đã dần đi vào nền nếp, góp phần tạo dựng bộ mặt đô thị sạch đẹp, văn minh.
Thu Hiền
HBĐT) - Huyện Lạc Sơn là huyện có diện tích lúa bị hạn lớn nhất. Toàn tỉnh có 3.450 ha lúa đã cấy bị hạn, thì Lạc Sơn đã có tới 1600 ha, chiếm khoảng 50% diện tích lúa của huyện, trong đó có khoảng 400ha không có nguồn nước. Huyện đang gồng mình làm tất cả những gì có thể để ứng phó với hạn hán nhằm bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân..
(HBĐT) - Từ 4/2009, Dự án thúc đẩy cộng đồng quản lý tại Việt Nam (PCMM) được đưa vào triển khai ở tỉnh ta. Xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) được chọn làm nơi thực hiện dự án. Mô hình cộng đồng quản lý được Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ tài trợ.
Theo báo cáo của Sở công thương trong giá trị sản xuất quý I ước đạt trên 637 tỉ đồng tăng 21,8% so với năm 2009, bằng 21,5% kế hoạch năm. Trong đó kinh tế nhà nước đạt 120,2 tỉ đồng bằng 100% so với cùng kỳ, thực hiện 20,2% kế hoạch năm; Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 467 tỉ đồng tăng 34%, thực hiện 21,3% kế hoạch năm; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 50,3 tỉ đồng.
Đã có sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của những người hoạch định chính sách khi đề xuất mô hình tăng trưởng mới cho VN trong giai đoạn 10 năm tới (2011-2020).
GDP quý I/2010 tăng khả quan nhưng vẫn ở mức thấp. Chính phủ đã thấy rõ khó khăn trong duy trì ổn định cân đối vĩ mô và có những biện pháp bình ổn
Hôm 2/4, giá thép bán lẻ trên thị trường Hà Nội đã lên tới 16 triệu đồng/tấn. Một tháng tăng hơn 3 triệu đồng/tấn, người tiêu dùng toát mồ hôi không hiểu điều gì đang xảy ra với thép?