Các địa phương khai thác các nguồn vốn để đầu tư sửa chữa cac CTTL.

Các địa phương khai thác các nguồn vốn để đầu tư sửa chữa cac CTTL.

(HBĐT) - Công tác quản lý khai thác các CTTL đang đứng trước những bất cập, cả địa phương và công ty đều muốn được quản lý công trình, trong khi đó tỉnh chưa tiếp cận được nguồn kinh phí cấp bù hỗ trợ thủy lợi phí ước tính hàng chục tỷ đồng/năm. Công tác tổ chức phân cấp hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL là yêu cầu bắt buộc.

 

“Hai ông” đều muốn công trình

 

Về bất cập các loại hình quản lý, ông Đoàn Đức Thiện, Phó Chi cục Thủy lợi cho biết: Ở cả 2 mô hình quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế. Các công trình do Công ty KTCTTL quản lý mang tính “chuyên nghiệp” hơn vì có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực đáp ứng các yêu cầu vận hành công trình có tính kỹ thuật cao, cơ chế quản lý tài chính minh bạch, rõ ràng, nhưng nhiều khi chưa phù hợp với thực tế. Còn các công trình do địa phương quản lý gắn với quyền lợi người dân lại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các tổ chức quản lý khai thác CTTL nhiều khi mang tính tự phát, cơ cấu tổ chức, quản lý tài chính lỏng lẻo, nguồn nước bị thất thoát nhiều khi hiệu quả tưới thấp. Tuy nhiên lại có thực tế, cả địa phương và công ty đều muốn được giao quyền quản lý các CTTL và đều có những lý do những lý do khá thuyết phục. Về vấn đề này, theo ông Đoàn Đức Thiện: Trước đây, khi chưa có chủ trương miễn thủy lợi phí (TLP), các huyện, thành phố áp dụng theo mức thu chung, tuy nhiên mỗi nơi lại thực hiện theo quy chế riêng, có nơi thu được, có nơi thu được, thực tế đã phát sinh mâu thẫu ở xóm làng. Còn công ty KTCTTL quản lý những CTTL lớn nhưng không được vận hành kịp thời. Nhiều công trình UBND tỉnh đã giao cho công ty, nhưng thực tế công ty không quản lý và vận hành hiệu quả vì ở xa và khó khăn. Ngoài ra còn có quan niệm là công trình của địa phương và công trình của công ty. Thực tế, trong những năm qua, các huyện, thành phố đã khai thác được nhiều nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các CTTL do mình quản lý. Còn các công trình của công ty dù quản lý nhiều nhưng ít, hoặc không được đầu tư nên hiệu quả điều tiết nước phục vụ sản xuất có phần hạn chế. Chẳng hạn xã Đông Phong, huyện Cao Phong có 5 CTTL, trong đó công ty quản lý 1 công trình thì duy nhất CTTL này chưa được kiên cố hóa kênh dẫn nước. Một lý do nữa khiến “hai ông” cùng muốn có công trình là: Từ năm 2008, thực hiện của chương miễn TLP của Đảng và Nhà nước thì địa phương và công ty sẽ được ngân sách TƯ cấp bù do miễn TLP. Theo tính toán diện tích diện tích ruộng 2 vụ hằng năm của tỉnh khoảng 40.000 ha, được các công trình thủy lợi chủ động tưới 80% diện tích và tổng diện tích ruộng 3 vụ khoảng 87.000 ha, cộng với 1.800 ha mặt nước hồ ao được nuôi trồng thủy sản, như vậy mỗi năm tỉnh được ngân sách TƯ cấp bù do miễn TLP khoảng 37,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc cơ bản theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP và Thông tư 65/2009/BNNPTNT để được miễn TLP cần có đơn vị có đủ tư cách pháp nhân. Trong khi đó phần lớn các công trình địa phương quản lý không có tư cách pháp nhân. Vậy nên chỉ có các diện tích do công ty KTCTTL quản lý tiếp cận được sự hỗ trợ này. Đây là thiệt thòi lớn cho sản xuất  nông nghiệp và nông dân của tỉnh. Sau khi có thông tư 65/2009/BNNPTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động phân cấp CTTL, ngành chức năng đã có văn bản đề nghị các huyện, thành phố đề xuất các công trình giao cho địa phương, nhưng chưa có địa phương nào báo cáo, hiện nhiều nơi đang duy trì hình thức vận hành CTTL bằng việc huy động đóng góp của người dân ( gọi là trả tiền dầu, điện bơm nước trên diện tích gieo cấy). Trong khi đó công ty KTCTTL đề xuất 229 công trình, mà theo hướng dẫn thông tư 65 thì công ty KTCTTL chỉ còn quản lý 30 công trình.

 

Tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL

 

Đây là lý do tỉnh khởi động đề án 115 triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP quy định lại mức thu và miễn thủy lợi phí cho nông dân. Nhà nước hỗ trợ kinh phí để duy trì việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, quy định chính sách đối với các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và việc ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù do thực hiện miễn thủy lợi phí. Tuy nhiên trong quá trình triển khai Nghị định 115 của tỉnh nhận thấy mô hình quản lý và cơ cấu phân cấp hệ thông công trình thủy lợi của tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với Nghị định 115/2008/NĐ-CP. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn, tiếp nhận quản lý và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn kinh phí do Nhà nước hỗ trợ cần phải nhanh chóng thành lập mới các trạm thủy nông cấp huyện và đồng thời củng cố và chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty khai thác CTLT.

 

Nhằm giải quyết những vấn đề này, ngành chức năng đã xây dựng đề án Kiện toàn các tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tỉnh Hòa Bình trên cơ sở thực hiện theo thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi. Trong khi đề án đang ở giai đoạn thẩm định, để được hưởng nguồn kinh phí hỗ trợ do miễn TLP năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành quyết định 123/QĐ-UBND ngày 27/2/2010 về việc bổ sung nhiệm vụ cho công ty KTCTTL làm nhiệm vụ đầu mối đặt hàng sản phẩm dịch vụ công ích triển khai những công việc theo hướng dẫn của cấp trên. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Đức Thiện, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi, về lâu dài, đối với tỉnh ta thì việc thực hiện theo thông tư 65/2009/BNNPTNT là yêu cầu bắt buộc. Theo đó công ty KTCTTL chỉ quản lý những công trình lớn và có yêu cầu kỹ thuật vận hành phức tạp mà các tổ chức thủy nông cơ sở không đủ khả năng quản lý và quản lý không hiệu quả (chỉ quản lý 30 công trình). Đồng thời kiện toàn các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở để quản lý các công trình thủy lợi hiện có và các công trình do công ty giao lại sao cho các công trình đều có chủ quản lý đích thực. Ngoài mục tiêu tiếp cận và hưởng lợi chính sách cấp bù TLP, khi tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL theo Thông tư 65 sẽ tạo ra được chuyển biến mới trong nhận thức người dân về công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong quản lý, khai thác công trình giữa các tổ chức quản lý thủy nông, tiến tới xã hội hóa công tác này; gắn trách nhiệm của người hưởng lới với công trình nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ CTTL, góp phần phát triển sản xuất, thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. LC.

 

                                                                                           Lê Chung

 

Các tin khác

Nông dân xóm Vai, xã Thanh Nông chủ động phun thuốc BVTV để phòng chống dịch rầy trên lúa trong vụ xuân 2010.
Đã có quá nhiều khoản chồng vào giá xăng, do đó chưa nên thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng lúc này.
Không có hình ảnh
Các NHTMNN có lợi thế về nguồn vốn giá rẻ.

Lãi vay có động lực giảm sâu

Việc NHNN triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ vốn, tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng cho đến cuối tháng 4 vừa qua cho thấy việc giảm lãi vay xuống dưới 12%/năm như chỉ đạo của Chính phủ là có cơ sở.

Nỗ lực đưa nước sạch về vùng sâu, vùng xa

Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh băng rừng, vượt núi về với nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống. Việc đưa nước hợp vệ sinh về các bản làng không những thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn góp phần làm thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân địa phương các xã miền núi.

Làm gì để quản lý và khai thác tốt các công trình thủy lợi? Bài 1: Thực trang các công trình thủy lợi

(HBĐT) - Phần lớn hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) của tỉnh được xây dựng từ những năm 1960-1990, chủ yếu là các công trình nhỏ, hiệu quả tưới không cao, năng lực thấp so với thiết kế. Trong quản lý và vận hành đã và đang bộ lộ những bất cập, hạn chế, cần phải khẩn trương triển khai những giải pháp quản lý và khai thác tốt các CTTL, nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Lạc Sơn: Các cấp, ngành cùng dập dịch rầy

(HBĐT) - Bà Trịnh Thị Thảo- Trạm trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Lạc Sơn cho biết: Vụ chiêm xuân năm nay, huyện Lạc Sơn có diện tích gieo cấy cao nhất toàn tỉnh với 3.500 ha. Tính đến đầu tháng 5, toàn huyện có 29 xã bị nhiễm rầy với tổng diện tích là 1.500 ha, trong đó gần 2 ha nhiễm bệnh lùn sọc đen.

Chưa thể giảm giá xăng dầu trong nước

Giá dầu thô trên thị trường thế giới những ngày qua đã giảm tới 11%. Điều này đã khiến người tiêu dùng Việt Nam chờ đợi việc điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu trong những ngày tới.

Lãi suất vay vẫn còn cao

Lãi suất cho vay ở nhiều ngân hàng vẫn còn cao nên doanh nghiệp vẫn ngại vayTừ giữa tháng 4-2010, nhiều ngân hàng (NH) đã tuyên bố giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 0,5% - 1%/năm. Đầu tháng 5 đến nay, theo chỉ đạo của NH Nhà nước, đã có thêm hàng loạt NH tuyên bố tiếp tục giảm lãi suất cho vay VNĐ đối với một số đối tượng phục vụ sản xuất kinh doanh với mức giảm thêm từ 0,5%-1%/năm, tùy kỳ hạn vay (lãi suất còn khoảng 13%-15%/năm). Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp (DN) mừng hụt vì thực tế không như kỳ vọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục