Chậm nhất tới ngày 30.6 các tổ chức tín dụng phải trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn.

Chậm nhất tới ngày 30.6 các tổ chức tín dụng phải trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn.

Chỉ còn đúng 1,5 tháng nữa, các ngân hàng thương mại phải hoàn tất việc trình hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ lên ngân hàng nhà nước nhằm đảm bảo vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

Không đảm bảo đủ vốn, nguy cơ phải sáp nhập, mua lại, hợp nhất hoặc tự giải thể là khó tránh khỏi với các NH quy mô nhỏ.

Không ân hạn

Siết chặt việc thực hiện quy định đảm bảo đủ vốn điều lệ vào cuối năm 2010, NHNN mới đây đưa ra hạn chót yêu cầu các TCTD phải trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn chậm nhất vào ngày 30.6. Nếu không thực hiện được, các TCTD trước mắt sẽ không được xem xét đề nghị mở rộng mạng lưới, bao gồm cả việc lắp thêm máy ATM, hoặc đề nghị bổ sung nội dung hoạt động.

Ngay với các TCTD trình hồ sơ nhưng không được chấp thuận, chậm nhất ngày 30.9 phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân bao gồm việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc tự giải thể trình lên NHNN chi nhánh địa phương.

Các thời hạn mà NHNN đưa ra trên đây, được cho là hợp lý bởi ngày 31.12.2010 được ấn định là thời hạn cuối cùng các TCTD phải có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định. Các NHTM đến thời điểm trên phải có số vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỉ đồng.

Trong khi đó theo một thống kê chưa đầy đủ, hệ thống NH hiện có khoảng trên dưới 25 NH có vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng. Đáng lưu ý có đến 11 NH trong số này hiện chỉ có mức vốn điều lệ quanh mức 1.000 tỉ đồng. So với nhóm các NH đang có vốn điều lệ trên dưới 2.000 tỉ đồng, gánh nặng tăng vốn đang dồn nặng vào nhóm các NH có quy mô nhỏ. Trong lúc để thực hiện tăng vốn, phần lớn các NH đều chọn giải pháp phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên trong NH, niêm yết trên sàn hoặc tìm kiếm xa hơn ở các đối tác chiến lược hay đối tác nước ngoài.

Khó khăn đè nặng

Song cùng lúc hàng chục NH ồ ạt phát hành thêm CP giữa sự cạnh tranh gay gắt với CP của nhóm các NH “top” trên, thị trường CP NH chính thức và không chính thức nhiều khả năng chứng kiến một sức cung dồi dào nhưng đi kèm mức sụt giảm lớn về giá trị. Khi mà các NHTM quy mô nhỏ (đặc biệt là các NH hiện chỉ có số vốn quanh mức 1.000 tỉ đồng) phải phát hành bằng được một lượng lớn CP để đảm bảo tăng vốn, giá CP chắc chắn sẽ bị pha loãng và khó hấp dẫn các nhà đầu tư.

Trong lúc đó nhiều NHTM có quy mô lớn và giá trị thương hiệu như Vietinbank hay Vietcombank mới đây tiếp tục công bố kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn điều lệ 2010 lần lượt từ 11.252 tỉ đồng lên 19.833 tỉ đồng và từ 12.100 tỉ đồng lên 13.223 tỉ đồng.

Khả năng tìm kiếm cơ hội tăng vốn trên sàn chứng khoán đối với các NH nhỏ cũng không dễ dàng bởi thực tế nhiều NH ở nhóm trên như Sacombank hay ACB cũng đang có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ thêm 1.500-2.000 tỉ đồng qua kênh này. Nhiều NH khác có quy mô lớn hơn như MB, Habubank, Maritime Bank hay DongABank vẫn đang rục rịch kế hoạch niêm yết.

Chưa kể NH không còn nằm trong danh mục ưu tiên của các nhà đầu tư, sức hấp dẫn của các NHTM có quy mô nhỏ, mức độ đại chúng chưa cao phát hành để đảm bảo vốn điều lệ chắc chắn chưa đủ để thu hút các nhà đầu tư.

Trong khi đó ngay cả các NH lớn như Vietinbank hay Vietcombank vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Sau một thời gian dài thương lượng, NH Commonwealth of Australia (CBA) mới đây mới đi đến quyết định mua 15% cổ phần của VIB và thực tế tiền vẫn chưa được chuyển về VIB.

Giữa “điệp trùng” những gian khó như vậy, một số chuyên gia cho rằng với các NH nhỏ khó có thể đạt được mục tiêu tăng vốn như lộ trình của Chính phủ, cần sớm khôn ngoan tìm đến đối tác để có thể thực hiện được việc sáp nhập hay hợp nhất thay vì phải giải thể nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xã Quy Hậu sử dụng vốn vay Ngân hàng CSXH đầu tư thâm canh cây lúa.
Một góc đại lộ Đông-Tây, công trình được xây dựng từ nguồn vốn ODA của Nhật. (Ảnh: Internet)

Vàng trở thành kênh đầu tư của đại gia

Giá vàng đang biến động mạnh nhưng cảnh người dân ùn ùn kéo nhau đi bán vàng như những đợt sốt giá trước hầu như rất ít, đặc biệt là tại thị trường TP.HCM. Hiện nay, đầu cơ sản phẩm này chủ yếu là những đại gia, giao dịch số lượng lớn, từ vài trăm đến nghìn lượng trở lên.

Nhiều mặt hàng sữa nhập khẩu đội bốn lần giá vốn

Khảo sát của các Cty nghiên cứu thị trường có uy tín cho thấy, lợi nhuận của các nhà chế biến sữa bột nhập khẩu hiện nay từ 22% đến 86%. Giá sữa thường bị đẩy lên mức trên dưới 400 nghìn đồng/kg (tức gấp bốn lần giá nhập).

Gần 2,4 tỷ đồng thực hiện mô hình chế biến chè Shan tuyết

(HBĐT) - Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực xúc tiến ngành nghề thủ công phục vụ phát triển KT-XH ở nông thôn Việt Nam” được triển khai tại tỉnh Hoà Bình từ năm 2008 – 2011 do JICA tài trợ, mô hình chế biến chè Shan tuyết sẽ được thực hiện tại xã Pà Cò, huyện Mai Châu với tổng kinh phí gần 2,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ từ JICA trên 1,4 tỷ đồng, vốn đối ứng của địa phương trên 264 triệu đồng, vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp khoảng 500 triệu đồng.

Khổ vì cắt điện luân phiên

(HBĐT) - Mấy ngày gần đây, thay vì nói về giá vàng, giá đất... người dân quan tâm nhiều đến lịch cắt điện luân phiên. Có lẽ do điện đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện nay nhất là trong khi thời tiết đang có những diễn biến hết sức phức tạp.

Nông dân vẫn khó tiếp cận vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Chính sách hỗ trợ mua sắm máy móc, vật tư nông nghiệp, xây nhà đã được ban hành, nhưng nông dân vẫn khó tiếp cận vốn.

Tỷ giá vẫn chưa hết chuyện

Ba ngày nay, tỷ giá thị trường tự do rục rịch tăng giá và tiếp đó là xuất hiện dự báo cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ phá giá VND thêm 4% trên một hãng tin nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục