Theo ông Hoàng Thế Thoả, chuyên gia NHNN, ưu tiên đầu tư phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn phải được xem là quan điểm đúng đắn trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cho nông dân vay hỗ trợ lãi suất

Ông Hoàng Thế Thoả, chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định: “Nhận thức được vai trò của kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là từ sau khủng hoảng, khu vực kinh tế này bắt đầu được quan tâm nhiều hơn so với trước đây. Nông nghiệp, nông thôn đã được hưởng ưu đãi về lãi suất trong chương trình kích cầu của Chính phủ”.

Ông Thoả dẫn cụ thể, Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu giành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp tại quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009. Theo đó, nhà nước đã hỗ trợ 100% và 4% lãi suất đối với các khoản vay ngắn, trung và dài hạn để các tổ chức, cá nhân mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Theo nghị định này, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng. Với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng.

Để khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Nghị định quy định các Ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng trên 50% thì không phải chuyển 2% nguồn vốn huy động sang ngân hàng chính sách xã hội và được hưởng những ưu đãi khác. Các định chế tài chính thực hiện cho vay theo đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn, được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động.

Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho TCTD do nguyên nhân khách quan sẽ được xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ theo quy định hiện hành, thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ còn lại, đồng thời căn cứ dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn.

Bên cạnh sự quan tâm của Chính phủ và các ngành, các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhất là thông qua chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo và xây dựng mạng lưới an sinh xã hội.

Ngoài các khoản trợ cấp không hoàn lại, hầu hết các khoản tín dụng thông qua những chương trình này được cung cấp với lãi suất rất thấp và thời hạn tùy theo qui mô và tác dụng của dự án…

Và những tác động tích cực

Những chủ trương chính sách đúng đắn trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu còn gọi là khủng hoảng 3F (tài chính, năng lượng, lương thực), đã tác động nghiêm trọng tới ngành nông nghiệp và an ninh lương thực tại các nước đang phát triển.

So với 5 năm trước, giá ngũ cốc tăng 17% và giá lương thực toàn cầu tăng 50%, giá lương thực leo thang đang tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh, chính trị và xã hội ở các nước đang phát triển.

Nguồn tài chính đổ vào các nước đang phát triển giảm 300 tỉ USD (khoảng 25%) trong giai đoạn 2007-2009.

Năm 2009, tăng trưởng của các nước đang phát triển giảm còn 4,9%, tỉ lệ nghèo đói tăng trở lại từ 846 triệu trong năm 2007 lên hơn 1 tỉ người và đang tiếp tục tăng.

Hoàng Thế Thoả, chuyên gia của NHNN  

Đánh giá của Bộ Công Thương tại buổi tổng kết chương trình hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay vốn mua máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp mới đây, thì chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi ban hành đến khi được sửa đổi, việc hỗ trợ lãi suất cho vay đã đạt được các mục tiêu đề ra.

Việc hỗ trợ lãi suất cho vay hỗ trợ đúng đối tượng, đặc biệt là các hộ gia đình và cá nhân ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, góp phần thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm và thúc đẩy sản xuất trong nước vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng.

Việc hỗ trợ lãi suất cho vay cũng góp phần đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn, qua đó góp phần gia tăng thu nhập cho nông dân, khơi thông sức mua trên thị trường nông thôn.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Sỹ Lượng, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị, nên kéo dài gói hỗ trợ ưu đãi lên 5 năm đồng thời nên mở rộng đối tượng được hỗ trợ sang cả lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản do dân đang khó khăn vì dịch nhiều.

Ông Lượng cũng cho rằng, cần nâng số tiền cho vay hỗ trợ lãi suất cho phù hợp với mức đầu tư của từng loại cây trồng. Đối với việc cho vay mua vật liệu xây dựng nhà ở nông thôn, ông Lượng cho rằng cần nâng mức hiện tại 50 triệu đồng, lên mức 100 triệu đồng.

Tiếp tục mở rộng đối tượng, đơn giản hoá thủ tục cho vay

Ông Trương Quang Hoài Nam - vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương, cho biết, hiện Bộ đã trình Thủ tướng sửa Quyết định 497 bằng Quyết định 2213/2009, trong đó đề nghị mở rộng danh mục hàng hóa được hỗ trợ lãi suất. Quyết định mới không quy định cụ thể loại máy móc nào mà quy định chung là các sản phẩm máy móc, thiết bị phục vụ sản suất, chế biến nông nghiệp.

Ông Nguyễn Danh Trọng - vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tại Nghị định số 41/NĐ-CP ban hành ngày 12/4 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, quy định các thủ tục cho vay đơn giản hơn rất nhiều. Trong đó cho vay không phải thế chấp từ mức 10 triệu đồng đã tăng lên 50 triệu đồng.

Ông Trọng cam kết với Nghị định này, việc cho vay trong nông nghiệp theo gói hỗ trợ lãi suất cũng sẽ cởi mở hơn.

Đặc biệt, với các hộ kinh doanh sản xuất ngành nghề hoặc dịch vụ phục vụ nông nghiệp có thể được cho vay không thế chấp tới 200 triệu đồng. Chủ trang trại, hợp tác xã được vay không thế chấp tới 500 triệu đồng.

Và ưu tiên đầu tư kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn phải được xem là quan điểm đúng đắn

Bị tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu với giá lương thực và nguyên liệu đầu vào tăng cao trong suốt nửa đầu năm 2008 và thời kỳ phát triển trì trệ từ cuối năm 2008 đến 2009, phần lớn nông dân Việt Nam đã bị ảnh hưởng.

Theo ông Hoàng Thế Thoả, chỉ có khoảng 20% trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam ít bị tác động của khủng hoảng hoặc vẫn tìm được cơ hội phát triển.

Thực tế phát triển trong những năm qua cũng cho thấy, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực có đóng góp quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế đất nước, là địa bàn tập trung các lợi thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế và là chỗ dựa vững chắc nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Vì thế, ông Thoả cho rằng, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn phải được xem là quan điểm đúng đắn ở nước ta trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế./.

                                                                                              Theo VOV

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Dự án xi măng Hòa Bình nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tại địa phận xã Trung Sơn ( Lương Sơn) chuẩn bị hoàn thành

HTX sản xuất vật liệu xây dựng Dân Chủ khẳng định thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm

(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2001, trên cơ sở nâng cấp từ một cơ sở sản xuất nhỏ, chuyên sản xuất gạch đất nung đến nay sau gần 10 năm đi vào hoạt động, Hợp tác xã Vật liệu xây dựng Dân Chủ, TP Hoà Bình đã không ngừng phát triển. HTX có vốn điều lệ là 82 triệu đồng, xã viên tham gia góp vốn bình quân 1,5 triệu đồng/người.

12 trường hợp không được nhận quyền sử dụng đất

Từ ngày 25/5, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố (theo Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND).

Chung cư nhỏ: Dễ xây, dễ bán

Chung cư đơn lẻ với căn hộ có diện tích nhỏ đang chiếm lĩnh thị trường, tạo hơi “ấm” mới cho thị trường bất động sản

Ngân hàng tìm cách “vượt rào” vốn pháp định

Đến thời điểm này hầu hết các ngân hàng trong “vùng trũng” đều đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ để đảm bảo yêu cầu vốn pháp định.

Ba thành phố lớn bàn biện pháp phát triển đô thị bền vững

Trong hai ngày 17 và 18-5, tại TP Hồ Chí Minh, UBND thành phố: Hà Nội, Huế, Thành ủy, HÐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Phát triển đô thị bền vững.

Đến trung tuần tháng 6, tình trạng cắt điện luân phiên mới có thể chấm dứt

(HBĐT) - Quá trình cắt giảm tiết kiệm điện của điện lực Hòa Bình trong hơn một tháng trở lại đây phần nào đã gây xáo trộn đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất. Để làm rõ hơn và cung cấp tới bạn đọc vấn đề này, Phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Điện lực Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục