Dự án xi măng Hòa Bình nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tại địa phận xã Trung Sơn ( Lương Sơn) chuẩn bị hoàn thành

Dự án xi măng Hòa Bình nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tại địa phận xã Trung Sơn ( Lương Sơn) chuẩn bị hoàn thành

(HBĐT) - Đường Hồ Chí Minh- con đường huyền thoại, con đường của ý trí cách mạng tiến công, biểu trưng cho sức mạnh, khát vọng tự do của cả dân tộc đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nay đang mang trên mình trách nhiệm thiêng liêng và cao cả là con đường xóa đói giảm nghèo, con đường mở ra những vận hội mới đi tới ấm no hạnh phúc.

 

Đường Hồ Chí Minh dài trên 3.000 km, qua địa bàn tỉnh ta khoảng gần 70 km, bắt đầu từ đường Láng - Hòa Lạc, tiếp giáp với xã Hợp Hòa như cánh cung ôm chọn các xã vùng Nam Lương Sơn, trải dài xuống các xã của huyện Kim Bội, Lạc Thủy, Yên Thủy và Lạc Sơn. Xe chúng tôi nhẹ nhàng lướt trên thảm bê tông áp phan mịn màng, khoáng đạt. Hiện ra trước mắt là đồng lúa trĩu bông, bạt ngàn ngô, mía, hoa màu, cây rừng xanh mướt tốt tươi, nhà cửa, nhà máy công xưởng rền vang trong nắng sớm như đang biến đổi từng ngày. Đối với tỉnh ta, đường Hồ Chí Minh đã để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, dồn nhiều tâm huyết giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng cho ngày thông tuyến.

 

Đường Hồ Chí Minh huyền thoại năm xưa đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ trên quê hương Hòa Bình. Đường Hồ Chí Minh phá vỡ sự cô lập, tạo ra động lực để những vùng quê nghèo khó vươn mình thức giấc. Con đường mang tên Bác đã và đang hiện thực hóa giấc mơ đổi đời cho biết bao vùng quê nghèo khó. Mới chỉ có vài năm đưa đường Hồ Chí Minh vào khai thác đã làm biến đổi nhiều vùng quê lam lũ. Tôi còn nhớ lần trò chuyện mới đây cùng đồng chí Bùi Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Bảo Hiệu, một trong 4 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy mà người ta vẫn ví ở cái thế “đá lộn đầu”, có nghĩa là vùng đất thuần nông không giữ được nước, làm được cân lúa, hạt ngô muôn vàn khó khăn, lại không có thị trường tiêu thụ, đời sống người dân nhiều phần cơ cực. Chỉ vài năm trước thôi, đến được Bảo Hiệu, chỉ cách trung tâm huyện chừng 6 cây số là cả một hành trình trong bùn lầy, bụi bặm, chỉ có cách đi trên tuyến đường liên xã duy nhất từ chợ Bãi Đa - Bảo Hiệu, Hữu Lợi. Khi Bảo Hiệu có gần 7 km đường Hồ Chí Minh chạy qua. Đến nay, các xóm Bãi Đa, Đội II, Bái Yên, Bãi Cả, Trẳm, Thượng, Nâu, Chồn đã thông ra đường Hồ Chí Minh. Nông sản, hàng hóa không đã không còn bị tư thương ép giá mà đã toả đi muôn nơi. Chỉ cần từ ruộng vận chuyển lên đường là có thể đi về Thanh Hóa, Ninh Bình ra Hà Nội. Cuộc sống đổi thay từng ngày. Nhà xây mọc lên nhiều hơn ở vùng quê còn đầy rẫy khó khăn.

 

Cũng như Bảo Hiệu của huyện Yên Thủy , xã Hưng Thi cũng một trong những vùng quê cô lập diện đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy đang biến đổi từng ngày. Mỗi chu kỳ khai thác, rừng kinh tế không còn phải gồng gánh, kéo đẩy ra tận đường 12B (KimBôi- LạcThủy) mà ô tô chỉ cần áp tuyến là có thể lấy gỗ từ rừng kinh tế. Đường Hồ Chí Minh đang mang lại cuộc sống ấm no cho Hưng Thi. Với thế mạnh là tiềm năng đất rừng, trồng rừng, nhiều gia đình trồng rừng mà trở nên giàu có với thu nhập hàng trăm triệu đồng. Việc vận chuyển cát, sỏi để xây nhà cũng bớt gian nan. Đường từ Ngã Ba Hàng Đồi đi Miếu Môn, Hà Tây ( nay là Hà Nội) năm xưa gập gềnh sống trâu, ổ gà, bụi đất tung trời, giao thông khó khăn, nhọc lòng mỗi lần đi về, nay là đường Hồ Chí Minh thênh thang khoáng đạt, êm thuận. Không chỉ tạo ra những ưu thế vượt trội đối với các xã đi qua, đường Hồ Chí Minh còn tạo ra lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong quá trình hội nhập. Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh đã được phê duyệt nằm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Yên Thủy một trọng những huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh đã có khu công nghiệp Lạc Thịnh (200 ha) đang có hàng chục nhà đầu tư nghiên cứu. Lạc Thủy có đường Hồ Chí Minh đi qua đã được xác định là một trong những vùng động lực phía Nam của tỉnh có KCN Thanh Hà 300 ha và đã có hàng chục dự án tầm cỡ đang được triển khai. Đối với huyện Lương Sơn vùng động lực kinh tế của tỉnh có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua các xã Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Thành Lập, Trung Sơn, Cao Thắng, Thanh Lương đang là điểm đến  của các nhà đầu tư.

 

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Lương Sơn Trần Đăng Ninh cho biết: Trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, tỉnh và huyện xác định quy hoạch vùng kinh tế năng động sẽ là dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Hiện nay, huyện đã có KCN Lương Sơn kề cận đường Hồ Chí Minh; các KCN Nhuận Trạch, Nam Lương Sơn, các cụm công nghiệp cũng đang được bố trí, quy hoạch dọc trên tuyến. Chỉ tính riêng xã Thành Lập, Trung Sơn, Cao Dương đã có hàng chục dự án đầu tư tầm cỡ với số vốn đăng ký hàng nghìn tỷ đồng, cùng với hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho các xã trong vùng. Dự án xi măng Hòa Bình công suất 1.500 tấn clanker/ngày vốn đầu tư gần nghìn tỷ đồng sẽ hoàn thành trong 8/2010, đang chuẩn bị mở rộng quy mô đầu tư giai đoạn 2 lên khoảng 3.000 tỷ đồng; dự án xi măng Cao Dương công suất 2.500 tấn clanker/ngày với vốn đầu tư gần 1.700 tỷ đồng đang chuẩn bị triển khai và còn biết bao dự định mang tính khả thi cao sẽ thành hiện thực trong tương lai gần.

 

Những ngày tháng 5 lịch sự, đi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại, chúng tôi cảm nhận được sự bứt phá vươn lên tới ấm no hạnh phúc trên các miền quê Hòa Bình.

     

                                                                               Lê Chung

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục