Từ ngày 25/5, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố (theo Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND).
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn sử dụng các mẫu đơn, giấy tờ thực hiện các thủ tục hành chính trong việc công nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận; đăng ký biến động cho các tổ chức trên địa bàn; chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội cập nhật, chỉnh lý, quản lý hồ sơ hành chính, cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định.
Theo quy định mới, có 12 trường hợp không được chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể là: Các diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, thiếu trách nhiệm để bị lấn chiếm, thất thoát; Đất đã cho tổ chức khác, cá nhân thuê hoặc mượn sử dụng hoặc liên doanh liên kết trái pháp luật; Đất không được tiếp tục sử dụng sau khi thực hiện xử lý theo quyết định số 09/QĐ-UBND; Đất đang sử dụng làm cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã có quyết định phải di dời do gây ô nhiễm môi trường; Đất đã có quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền để thực hiện dự án theo quy hoạch; Đất sử dụng vào mục đích công cộng giao Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý; Đất để xây dựng công trình giao thông, hệ thống cấp-thoát nước, thủy lợi, đê điều, quảng trường; Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban Nhân dân xã quản lý, sử dụng.
Các tổ chức được giao quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng-chuyển giao; tổ chức sử dụng đất do thuê, thuê lại tài sản gắn liền với đất của người khác mà không phải thuê của Nhà nước và không phải đất thuê, thuê lại trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế... cũng không được chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cũng theo quy định mới này, ba trường hợp chưa được chứng nhận quyền sử dụng đất là các trường hợp đang sử dụng đất từ trước ngày 1/7/2004 mà chưa được cấp giấy chứng nhận phải kiểm tra, rà soát trước khi cấp giấy chứng nhận...
Đối với việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ thực hiện đối với thửa đất thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Bảy trường hợp tài sản gắn liền với đất không cấp giấy chứng nhận.
Các loại tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu gồm nhà ở, công trình xây dựng, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng. Tài sản gắn liền với đất chỉ được chứng nhận quyền sở hữu khi tài sản thuộc quyền sở hữu của người đề nghị cấp giấy chứng nhận và đã hình thành trên thực tế tại thời điểm cấp giấy chứng nhận.../.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Trong chuyến đi công tác vào các tỉnh phía Nam, chúng tôi dừng chân ở nhiều nơi, khám phá được nhiều điều mới mẻ, thú vị. Đi qua những cánh đồng, những miệt vườn trù phú ai cũng muốn một lần ghé thăm để thưởng thức hoa thơm, trái ngọt và học hỏi cách làm giàu. Và chúng tôi đã may mắn được gặp gỡ chuỵên trò với những "lão nông chi điền" thời internet và hiểu giá trị của từ thương hiệu sản phẩm.
Chỉ còn đúng 1,5 tháng nữa, các ngân hàng thương mại phải hoàn tất việc trình hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ lên ngân hàng nhà nước nhằm đảm bảo vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
Một tháng sau khi áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận, đã có dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cân nhắc khi vay USD. Lãi suất VND đang giảm trong khi tăng trưởng tín dụng ngoại tệ bốn tháng đầu năm quá cao là lý do nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ đã “lo xa” chuyển sang vay VND.
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan đã chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân xung quanh câu chuyện “Làm thế nào để khuyến khích người VN ưu tiên dùng hàng VN?” trong cuộc trò chuyện với nhà báo Kim Hạnh. Tuổi Trẻ xin giới thiệu với bạn đọc.
(HBĐT) - Từ khi Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc ra đời, người nghèo đã bớt đi gánh nặng về vốn. Nhờ triển khai huy động vốn và cho vay có hiệu quả, hoạt động của ngân hàng đã mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, hàng ngàn hộ đã thoát nghèo, tổ chức sản xuất - kinh doanh, từng bước nâng cao cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.
Chính phủ Nhật Bản cam kết cung cấp cho Chính phủ Việt Nam gần 28,4 tỷ yen (khoảng 306 triệu USD) ODA vốn vay đợt đầu tài khóa 2010 của Nhật Bản (bắt đầu ngày 1/4/2010).