Tình trạng tiết giảm sản lượng điện hiện nay do các nhà máy thủy điện trên toàn quốc thiếu hụt nguồn nước.

Tình trạng tiết giảm sản lượng điện hiện nay do các nhà máy thủy điện trên toàn quốc thiếu hụt nguồn nước.

(HBĐT) - Quá trình cắt giảm tiết kiệm điện của điện lực Hòa Bình trong hơn một tháng trở lại đây phần nào đã gây xáo trộn đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất. Để làm rõ hơn và cung cấp tới bạn đọc vấn đề này, Phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Điện lực Hòa Bình.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến buộc phải cắt điện luân phiên trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian vừa qua? 

 

Đồng chí Lương Văn Phương: Có thể nói, sự thất thường của thời tiết chính là nguyên nhân chính dẫn đến hơn một tháng trở lại đây tiết giảm khá nhiều sản lượng điện trên toàn quốc. Một số địa phương, mực nước trên các sông, hồ thấp hơn nhiều so với bình quân các năm trước.

 

Thực tế trên toàn quốc, các nhà máy nhiệt điện đã hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, sản lượng điện thiếu hụt tập trung chủ yếu từ các nhà máy thuỷ điện (chiếm đến 1/3 tổng sản lượng điện cả nước).

 

Ngoài ra, một số công trình nguồn và lưới điện đưa vào hoạt động chậm hơn so kế hoạch. Trong khi đó, nền kinh tế đang phục hồi, tính riêng 3 tháng đầu năm 2010, nhu cầu về điện trên toàn quốc tăng đến 22% làm cho cung ứng điện càng khó khăn.

 

Mặt khác, một số tỉnh, thành vùng núi phía Bắc, những năm trước sử dụng một phần điện mua từ Trung Quốc. Năm nay, bên bạn cũng hạn hán thiếu hụt điện nên hạn chế sản lượng điện bán cho Việt Nam. Dẫn đến, nguồn điện trong nước phải cung cấp thêm khá nhiều cho các tỉnh, thành như Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái…

 

Tất nhiên như vậy dẫn đến thiếu hụt sản lượng điện phân bổ cho các địa phương khác, trong đó có Hoà Bình, dẫn đến buộc phải cắt điện luôn phiên, tiết giảm sản lượng điện tiêu thụ.

 

 PV: Lộ trình cắt giảm điện được Điện lực Hòa Bình thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Lương Văn Phương: Chỉ tiêu phân bổ sản lượng điện của Tâp đoàn Điện Lực Việt Nam cũng như Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho các địa phương trong gian đoạn hiện nay được tính theo thời gian có khi 5 ngày, 1 tuần cao nhất chỉ 10 ngày. Với sản lượng điện sử dụng của cả tỉnh Hòa Bình mỗi ngày tiêu thụ sấp sỉ 900.000 kwh/ ngày, những ngày cao điểm còn hơn, so với năm 2008 tăng trưởng 14%.

 

Trong khi đó sản lượng điện của cấp trên phân bổ về tỉnh tuy theo từng giai đoạn, giao động từ 715.000 kwh/ngày đến 757.000 kwh/ ngày. Như vậy, bình quân mỗi ngày, toàn tỉnh thiếu hụt trên dưới 150.000 đến 250.000 kwh điện, do ngành điện buộc phải xa thải.     

 

Dựa trên căn cứ vào chỉ tiêu sản lượng điện được phân bổ cho Hoà Bình. Trên cơ sở đó, các Chi nhánh điện tại các huyện, thành phố căn cứ tiết giảm sản lượng điện đối với khách hàng không được ưu tiên cho phù hợp. Tập trung vào điện sinh hoạt gia đình, chiếm gần 70% sản lượng điện thương phẩm trên toàn tỉnh buộc phải cắt luôn phiên. Việc cắt giảm điện được tính theo giờ cao điểm, trung bình và giờ thấp điện. Bởi vậy, việc cắt điện có thể diễn ra qua cả một đêm là điều khó tránh khỏi.

 

PV: Trong việc cắt giảm điện, Điện lực Hòa Bình có tính đến ưu tiên sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Lương Văn Phương: Tất nhiên, trong lộ trình tiết giảm sản lượng điện, Điện lực Hoà Bình đã có tính đến các khách hàng trong diện ưu tiên được tỉnh phê duyệt. Trong đó có các cơ sở như bệnh viện, các cơ quan chủ chốt của tỉnh và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và mặt hàng xuất khẩu. Riêng các thành phần công nghiệp chiếm từ 25 – 30% sản lượng điện tiêu thụ tổng sản lượng thương phẩm của toàn điện lực được ưu tiên cung cấp.

 

Chúng tôi cũng đã làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhất là các nhà máy xi măng trong tỉnh nhằm làm sao hạn chế sử dụng điện, tiết kiệm đến mức tối đa, đảm bảo giảm từ 10 – 15% sản lượng điện tiêu thụ, phù hợp với điều kiện sản xuất và tình trạng thiếu hụt nguồn điện chung của toàn hệ thống. Đối với điện chiếu sáng đô thị, chúng tôi cũng yêu cầu tiết giảm  bằng cách cắt giảm sản lượng điện chiếu sáng công cộng giảm 50%. Còn đối với sản xuất nông nghiệp, nếu xảy ra tình trạng úng, hạn, Điện lực Hoà Bình chỉ đạo các chi nhánh ưu tiên cấp điện.

 

PV: Vậy đồng chí có thể cho biết đến khi nào lộ trình cắt giảm điện trên địa bàn tỉnh mới chấm dứt?

 

Đồng chí Lương Văn Phương: Theo tính toán của ngành điện, dự báo đến cuối tháng 5 hoặc đến trung tuần tháng 6/ 2010, tình trạng xa thải điện luân phiên trên địa bàn tỉnh như hiện nay mới có thể chấm dứt. Tuy nhiên còn phải căn cứ khá nhiều vào tình hình diễn biến thời tiết trong thời gian tới.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

Hồng Trung

(Thực hiện)

Các tin khác

Ông Ba mọi giới thiệu vườn nho được trồng theo quy trình sản xuất an toàn, chất lượng cao.
Chậm nhất tới ngày 30.6 các tổ chức tín dụng phải trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngân hàng CSXH huyện Tân Lạc: Khơi thông nguồn vốn cho người nghèo

(HBĐT) - Từ khi Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc ra đời, người nghèo đã bớt đi gánh nặng về vốn. Nhờ triển khai huy động vốn và cho vay có hiệu quả, hoạt động của ngân hàng đã mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, hàng ngàn hộ đã thoát nghèo, tổ chức sản xuất - kinh doanh, từng bước nâng cao cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.

Nhật dành hơn 300 triệu USD vốn ưu đãi cho VN

Chính phủ Nhật Bản cam kết cung cấp cho Chính phủ Việt Nam gần 28,4 tỷ yen (khoảng 306 triệu USD) ODA vốn vay đợt đầu tài khóa 2010 của Nhật Bản (bắt đầu ngày 1/4/2010).

Vàng trở thành kênh đầu tư của đại gia

Giá vàng đang biến động mạnh nhưng cảnh người dân ùn ùn kéo nhau đi bán vàng như những đợt sốt giá trước hầu như rất ít, đặc biệt là tại thị trường TP.HCM. Hiện nay, đầu cơ sản phẩm này chủ yếu là những đại gia, giao dịch số lượng lớn, từ vài trăm đến nghìn lượng trở lên.

Nhiều mặt hàng sữa nhập khẩu đội bốn lần giá vốn

Khảo sát của các Cty nghiên cứu thị trường có uy tín cho thấy, lợi nhuận của các nhà chế biến sữa bột nhập khẩu hiện nay từ 22% đến 86%. Giá sữa thường bị đẩy lên mức trên dưới 400 nghìn đồng/kg (tức gấp bốn lần giá nhập).

Gần 2,4 tỷ đồng thực hiện mô hình chế biến chè Shan tuyết

(HBĐT) - Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực xúc tiến ngành nghề thủ công phục vụ phát triển KT-XH ở nông thôn Việt Nam” được triển khai tại tỉnh Hoà Bình từ năm 2008 – 2011 do JICA tài trợ, mô hình chế biến chè Shan tuyết sẽ được thực hiện tại xã Pà Cò, huyện Mai Châu với tổng kinh phí gần 2,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ từ JICA trên 1,4 tỷ đồng, vốn đối ứng của địa phương trên 264 triệu đồng, vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp khoảng 500 triệu đồng.

Khổ vì cắt điện luân phiên

(HBĐT) - Mấy ngày gần đây, thay vì nói về giá vàng, giá đất... người dân quan tâm nhiều đến lịch cắt điện luân phiên. Có lẽ do điện đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện nay nhất là trong khi thời tiết đang có những diễn biến hết sức phức tạp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục