CCB Vũ Trần Khích mạnh dạn đưa giống thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm.

CCB Vũ Trần Khích mạnh dạn đưa giống thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm.

(HBĐT) - “Có loại cây, con vật nuôi nào mới là tôi phải tìm hiểu ngay. Đã không ít lần vì muốn hiểu tận “chân tơ kẽ tóc” mà tôi đã lặn lộn lên tận tỉnh Vĩnh Phúc hay xuống tỉnh Hải Phòng, Hải Dương để tận mắt nhìn, học hỏi về mô hình, các kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi” – Tâm sự của ông Vũ Tuấn Khích xóm Giếng – xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn giúp chúng tôi hiểu hơn về một CCB gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

 

Là một người ham hiểu biết, trước đây, sau những buổi lên lớp ông tranh thủ tham khảo các loại cây con giống mới rồi nuôi trồng thử nghiệm tại nhà. Trên mảnh vườn của gia đình, ông đã trồng thử nghiệm và thay đổi rất nhiều loại cây khi phát hiện ra loại cây trồng mới có năng suất cao hơn. Bây giờ, sau khi đã nghỉ hưu, ông càng có nhiều thời gian cho việc đọc sách, báo và đi nhiều nơi để học hỏi. Đầu năm 2010, khi được biết về nghề nuôi dế từ báo, đài, ông cảm thấy phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình nên đã quyết định cùng một vài người bạn đi tham quan các trại nuôi dế ở Vĩnh Phúc, Hà Nội… Chia sẻ quan niệm của mình, ông nói: “Khi chúng ta nuôi trồng bất cứ loại cây con gì, muốn thành công trước hết chúng ta phải hiểu về đặc điểm sinh học của nó. Nuôi dế cũng vậy, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về kỹ thuật nuôi dế như cách chọn dế, dụng cụ nuôi, thức ăn, cách nuôi các loại dế… Chúng ta có thể tìm hiểu qua sách, báo nhưng cũng cần phải học hỏi từ thực tế. Cũng chính vì lý do đó mà trước khi quyết định nuôi dế, tôi đã đến nhiều trại đã nuôi thành công để được chia sẻ kinh nghiệm”.

 

Số vốn ban đầu cho nuôi dế cũng không cần nhiều, chỉ từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng là có thể nuôi được. Ban đầu, ông mua 4 thế hệ từ trứng dế chưa nở đến dế sinh sản. Ông cho biết: Vốn đầu tư ban đầu ít, nuôi không tốn diện tích chúng ta có thể tận dụng một góc buồng, căn gác. Theo đúng kỹ thuật thì dụng cụ nuôi dế thông thường là các loại thùng nhựa đựng nước cỡ 60 lít có đường kính đáy là 45cm và cao 70 cm với giá bán của thị trường là 70.000 đồng/thùng. Nhưng ông đã tiết kiệm bằng cách nuôi dế trong các thùng xốp với giá bán chỉ vài nghìn đồng. Thùng xốp có ưu điểm giữ ấm vào mùa lạnh và mát về mùa nóng, thêm vào đó, các thùng có thể xếp chồng lên nhau nên tiết kiệm được rất nhiều diện tích so với thùng nhựa. Chu kỳ của dế từ khi trứng đến lúc thành dế thương phẩm là 42 ngày, dế chịu được nhiệt từ 25 đến 45 độ. Hiện tại, ông đang nuôi 50 thùng, mỗi một thùng sau 2 tháng trừ hết chi phí cũng thu về được 2 triệu đồng. Trên thị trường bây giờ 1 kg dế bán ra là 200 – 300.000 đồng.

 

Từ kinh nghiệm bản thân, ông đã chia sẻ với nhiều người trong xã, ông khuyên họ nên chọn nuôi loại dế nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, ông còn giúp đỡ mọi người về giống dế thương phẩm. Mong muốn của ông là thành lập được câu lạc bộ nuôi dế, từ đó để mọi người có thể hỗ trợ nhau về KHKT, giống.

 

Là CCB dám nghĩ, dám làm ông còn mạnh dạn trồng thử nghiệm 155 gốc cây thanh long ruột đỏ, trồng hồng nhân hậu… góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

 

 

                                                                                      Nguyễn Hồng

 

Các tin khác

Cán bộ viên chức phòng XTĐT trao đổi nghiệp vụ triển khai công tác quản lý lao động tại các KCN
Tàu chở cát ở cảng Ba Cấp từ thành phố Hòa Bình lên thủy điện Sơn La chờ nước lên để được cẩu được cát xuống thuyền
Không có hình ảnh
Quầy giới thiệu và bán sản phẩm bánh trung thu trước cửa siêu thị AP Plaza luôn vắng khách

HTX DVĐN xã Sào Báy: Hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả

(HBĐT) - HTX DVĐN xã Sào Báy được thành lập từ cuối năm 2003, khi đó lưới điện cũ nát, quản lý vận hành mất an toàn, hao tải điện năng cao, HTX không có vốn để đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện, trình độ cán bộ quản lý HTX còn yếu.

Bùi Văn Ỏn - Triệu phú vùng cao

(HBĐT) - Lên xã vùng cao Yên Thượng, huyện Cao Phong, hỏi thăm nhà anh Bùi Văn Ỏn ở thôn Bãi Thoáng, một nông dân niềm nở chỉ cho chúng tôi đi về phía trang trại xa xa cùng lời khen: Ở đây, nói đến phát triển kinh tế thì nhà anh ấy đứng hàng nhất đấy.

TP Hòa Bình: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH

(HBĐT) - Là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã tranh thủ và phát huy hiệu quả sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển KTXH một cách toàn diện.

Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 222: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong SXKD

(HBĐT) - Đảng bộ Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 222 có nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị quản lý, sửa chữa, khai thác cơ sở hạ tầng đường bộ dài 237,5 km bao gồm: Quốc lộ 6, Quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh đi qua các huyện trong tỉnh và TP Hà Nội, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tổ chức thu phí hoàn vốn trạm thu phí Chương Mỹ - Hà Nội và tham gia xây dựng cơ bản các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng, sản xuất vật liệu, hoạt động dịch vụ.

Anh Chi làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi tìm đến thăm trang trại nhà anh Nguyễn Ngọc Chi ở xóm Phượng Sồ, xã Tân Thành, một trong những hộ gia đình tiêu biểu sản xuất kinh giỏi của huyện.

Cần lắm bảo hiểm nông nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục