Hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Trong lần gặp gỡ các doanh nghiệp trên địa bàn cách đây không lâu, lãnh đạo huyện Mai Châu đã khẳng định: Các doanh nghiệp, các tập thể, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn là yếu tố quan trọng để huyện chuyển dịch thành công cơ cấu kinh tế, thực hiện xây dựng nông thôn mới một cách bền vững.
Huyện Mai Châu hiện có hơn 600 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho gần 2.000. Mỗi năm, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt gần 90 tỷ đồng. Các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đã chủ động trong công việc sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới như: Chiếu trúc, tăm mành, đua tre, bột giấy… Đặc biệt, từ một nghề truyền thống mang tính tự cung, tự cấp, đến nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nghề sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường du lịch trong và ngoài huyện. Toàn huyện hiện có khoảng 310 hộ gia đình dệt thổ cẩm thường xuyên.
Ông Vì Văn Dứa, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Từ năm 2006 đến nay, huyện đã tập trung thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, chỉ đạo các cơ quan chức năng trong huyện quy hoạch vùng phát triển công nghiệp, giành quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án; xác định tiềm năng có thể phát triển ngành nghề sản xuất hàng hoá... Từ đó quảng bá hình ảnh, mời gọi các doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu và đầu tư vào huyện. Hiện nay, Mai Châu đã xác định được thế mạnh của mình trong thu hút đầu tư là: Chế biến nông, lâm nghiệp và du lịch dịch vụ. Với chủ trương đúng đắn, mạnh dạn, cởi mở, làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, lợi thế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, những năm qua, nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm, chú ý và tập trung đầu tư vào huyện. Hàng chục dự án với quy mô vừa và nhỏ đã được đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Điển hình là Nhà máy chế biến bột giấy và đũa xuất khẩu Vạn Mai có công suất 12.000 tấn bột giấy, 1.000 tấn đũa/năm do công ty cổ phần giấy HAPACO làm chủ đầu tư; Cơ sở sản xuất và chế biến chè Pà Cò do Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền làm chủ đầu tư; Dự án nâng cấp Khách sạn Mai Châu LOS do Công ty cổ phần du lịch Thiên Minh là chủ đầu tư; Dự án du lịch cộng đồng bản Bước thuộc xã Xăm Khoè ...
Kết quả của chủ trương này đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân trong 5 năm (từ 2005 - 2010) đạt 12,56%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 40%, nâng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng lên 33,88% và thương mại, dịch vụ chiếm 26,12%. Kinh tế phát triển và chuyển dịch cơ cấu đúng hướng đã nâng thu nhập bình quân đầu người trên toàn huyện từ 4,8 triệu đồng (năm 2005) lên 8,06 triệu đồng (năm 2010); giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 16,15%.
Ông Khà Phúc Giằng, Bí thư Huyện ủy khẳng định: Trên tinh thần phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên và thu hút các nhà đầu tư có lựa chọn dự án để khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của huyện nhằm tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, đảm bảo tăng trưởng bền vững gắn với giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới. Trước mắt đẩy mạnh công nghiệp chế biến, kết hợp phát triển ngành TTCN truyền thống, phục vụ trương trình du lịch để góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo huyện sẽ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp, các tập thể, các nhân kinh doanh trên địa bàn để lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ nhưng khó khăn, tìm tiếng nói chung để cùng phát triển.
Theo Bí thư Huyện ủy Khà Phúc Giằng, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 24 vừa qua đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện được điều đó, trong những năm gần đây, bên cạnh việc bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc, của địa phương, huyện đã giành nhiều sự quan tâm đối với các dự án đầu tư về phát triển hạ tầng du lịch, dịch vụ du lịch. Nhiều dự án du lịch cộng đồng làng xã theo tiêu chí nông thôn mới đang được huyện triển khai tại các bản du lịch, như: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Bước… Những dự án này đều được đầu tư trên cơ sở bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống, kết hợp hài hoà với phong cách hiện đại. Cùng với thu hút đầu tư, huyện đẩy mạnh phát triển sản xuất các ngành, nghề truyền thống tạo ra sản phẩm hàng hóa thương mại, như: đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ, thêu, dệt thổ cẩm… để phục vụ du lịch.
Kết quả từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH, là động lực thúc đẩy cơ cấu kinh tế để huyện Mai Châu thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Tháng 11/1993 Tỉnh đoàn triển khai dự án thí điểm “Chăn nuôi bò sinh sản” của chủ dự án Nguyễn Đức Thi, Chủ nhiệm CLB Gia đình trẻ xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, với số vốn 35 triệu đồng. Sau 2 năm triển khai dự án đã kết thúc thắng lợi, giải quyết việc làm cho 10 lao động là các thành viên của CLB thu nhập bình quân từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/năm.
(HBĐT) - Với sự chịu khó, năng động và ý chí vươn lên chị Vũ Thị Dinh, tiểu khu Đoàn Kết, thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thuỷ đã từng bước vượt qua khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
(HBĐT) - Nhìn 30 ha đồi cây luồng, keo lai, trầm hương xanh ngút ngàn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm của ông Bùi Văn Thể ở thôn Tân Lâm, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, không ai nghĩ rằng cách đây 20 năm,vùng đất này vốn khô cằn và bỏ hoang.
(HBĐT) - Thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh diễn ra sự cạch tranh mạnh mẽ với nhiều công ty lớn và các doanh nghiệp tư nhân tham gia, mạng lưới kinh doanh xăng dầu phát triển dày đặc ảnh hướng lớn đến sự phát triển của chi nhánh xăng dầu Hòa Bình.
Sau khi được tạm ứng vốn vay ưu đãi 210 tỷ trong tổng số 350 tỷ đồng từ thành phố, các doanh nghiệp đã triển khai 360 điểm bán các mặt hàng thịt, gạo, gia súc, dầu ăn. Hàng hóa trong danh mục bình ổn đều được niêm yết giá công khai và bảo đảm bán theo đúng giá niêm yết.
“Rất nhiều doanh nghiệp Việt không có chiến lược cụ thể, dài hạn cho việc công bố thông tin trong quá trình phát hành. Nhiều khi việc công bố đơn thuần nhằm mục đích đối phó với pháp luật”, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Phát hành (UBCKNN) cho biết.