Cán bộ Ban Quản lý dự án công trình giao thông- Sở GTVT trao đổi phương pháp chỉ đạo thi công tuyến Chi Lăng kéo dài
(HBĐT) - Dự án đường Chi Lăng kéo dài do Sở GT-VT làm chủ đầu tư là một trong những dự án có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất, phát triển đô thị thành phố Hòa Bình được khởi động từ mấy năm nay. Hiện chủ đầu tư đang phối hợp với các ngành chức năng giải quyết những khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ dự án.
Dự án đường Chi Lăng kéo dài được phê duyệt tại Quyết định số 144/QĐ-UBND tỉnh ngày 23/1/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư công trình được Chi Lăng kéo dài (giai đoạn 1) thành phố Hòa Bình. Dự án có tổng mức đầu tư 67,423 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chiều dài tuyến là 1,269 km, điểm đầu là km0 giao với đường Trần Hưng Đạo, điểm cuối là km 1+268 giao với đê Quỳnh Lâm thuộc xã Sủ Ngòi - TP Hòa Bình. Bề rộng nền đường 36 m, trong đó chiều rộng mặt đường là 21 m, vỉa hè 2 bên đường là 12 m, dải phân cách là 3 m. Ngày 19/6/2009, UBND tỉnh đã phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 1 xây lăp công trình đường Chi Lăng kéo dài (giai đoạn 1), theo đó, đơn vị trúng thầu là Công ty Xây dựng Trường Giang với giá trị trúng thầu trên 48,7 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 500 ngày.
Diện tích đất phải thu hồi để triển khai dự án là 39.103,1m2 với 163 hộ bị ảnh hưởng. Ngay sau khi có các văn bản hướng dẫn, chủ đầu tư phối hợp với Hội đồng bồi thường hỗ trợ GPMB Hòa Bình, cùng các đơn vị liên quan tiến hành kiểm kê, đo đạc từ ngày 10/8/2009 và kết thúc đến ngày 11/2009 để triển khai công tác GPMB.
Mặc dù vậy, đến ngày 16/8/2010, vẫn chưa có mặt bằng thi công dự án. Hợp đồng xây lắp được chủ đầu tư và nhà thầu ký ngày 20/6/2009, giá trị xây lắp là 48,745 tỷ đồng. Sau khi ký kết, chủ đầu tư đã ứng kinh phí cho nhà thuần để thi công công trình với số viền là 800 triệu đồng, nhưng do vướng mặt bằng thi công nên nhà thuần chỉ thực hiện đúc các cấu kiện bê tông với giá trị hoàn thành 2,1 tỷ đồng. Để giải quyết những vướng mắc trong GPMB, BQL dự án cùng Hội đồng GPMB TP Hòa Bình tiến hành công khai, niêm yết dự toán và trả lời những thắc mắc của nhân dân tại xã Sủ Ngòi, Dân Chủ và phường Phương Lâm. Chủ yếu người dân đề nghị được Nhà nước bồi thường theo vị trí 1 là đất 2 lúa. Thực hiện những hướng dẫn về bồi thường hỗ trợ và TĐC đến nay, đã thực hiện chi trả tiền đề bù GPMB được 2 đợt, trong đó đợt 1 gần 6 tỷ đồng, đợt 2 trên 1,6 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng. Hiện vẫn còn 41 hộ dân chưa nhận tiền đền bù GPMB.
Theo BQL dự án, đã giải quyết được việc chống lấn mặt bằng xây dựng công viên tuổi trẻ TP HB. Tỉnh đã cho ứng kế hoạch vốn khoảng 15 tỷ đồng để triển khai dự án Chi Lăng kéo dài. Hiện đã tổ chức khởi công dự án vào ngày 12/9/2010 vừa qua. BQL dự án đang phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và Hội đồng bồi thường GPMB TP giải quyết dứt điểm công tác GPMB, chỉ đạo nhà thầu thi công dự án bảo đảm chất lượng và kế hoạch đề ra, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai giai đoạn 2 của dự án, tạo ra mối liên hoàn về giao thông cho TP, khai thác hiệu quả quỹ đất, phát triển các khu đô thị, công sở khu vực đê Quỳnh Lâm.
Lê Chung
Ngày 29.9, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) đã được trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trong lúc toàn cầu cũng đang hướng đến bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD, thì NTD Việt Nam vẫn chưa được bảo đảm quyền lợi đúng mức
Ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp ximăng Việt Nam (Vicem) cho biết nguồn than phục vụ cho sản xuất của các đơn vị thành viên thuộc Vicem đang trong tình trạng báo động.
(HBĐT)- Tỉnh ta có 8 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tổng diện tích 1.600 ha. Ban quản lý các KCN tinh đã tổ chức công bố quy hoạch tổng thể phát triển các KCN tỉnh đến năm 2020, đang triển khai các thủ tục thẩm định lập quy hoạch 4 KCN là Mông Hóa, Thanh Hà, Nam Lương Sơn và Nhuận Trạch.
(HBĐT) - Những năm qua, nông nghiệp huyện Cao Phong đã có những bước tiến vượt bậc. Nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến được áp dụng vào sản xuất, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất cam, mía, cây ăn quả có múi hàng hóa trong khi an ninh lương thực vẫn được đảm bảo. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của những cán bộ phòng NN&PTNT.
(HBĐT) - Đến nay, huyện Lương Sơn đã triển khai xây dựng 161 công trình xây dựng cơ bản gồm các nguồn vốn, với tổng mức đầu tư 978,805 tỉ đồng.
(HBĐT) - Ngày 1/10, tại xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất giống nông hộ vụ mùa năm 2010.