Diễn biến "thiếu ổn định" của tăng trưởng tín dụng qua 9 tháng đầu năm và sự chững lại của xu hướng hạ lãi suất phản ánh những bất cập không như kỳ vọng của cung-cầu vốn trên thị trường thời gian qua. Song đặt trong bối cảnh mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô chung, đó lại là một câu chuyện khác.

 

"Thiếu ổn định"

Sự thiếu ổn định của thị trường tín dụng trong 9 tháng đầu năm là một đánh giá quan trọng trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011. Đánh giá trên dẫn rằng, trong 4 tháng đầu năm 2010, tín dụng chỉ tăng 5,58% so với tháng 12.2009. Song trong 5 tháng tiếp theo, tín dụng lại tăng 13,92% với mức tăng bình quân 2,78%/tháng.

Dẫn đầu với con số 4,5%, tăng trưởng tín dụng trong tháng 9 đưa tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm lên con số 19,5%. Do đó so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung 25% trong năm 2010, tăng trưởng tín dụng trong 3 còn lại sẽ đạt bình quân 1,83%/tháng.

Bên cạnh sự thiếu đồng đều trong tăng trưởng cho vay, các báo cáo khác cũng chỉ ra rằng, đến hết tháng 8.2010, tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt mức tăng 17,8%. Sẽ là hợp lý với tăng trưởng tín dụng nếu như trong mức tăng trưởng trên, trái ngược với tốc độ tăng cao của huy động VND (23,3%), huy động bằng ngoại tệ lại giảm khoảng 0,86%. Sự trái chiều tiếp tục diễn biến trong dư nợ tín dụng giữa hai dòng vốn. Cùng tính đến thời điểm hết tháng 8, tăng trưởng tín dụng bằng VND chỉ đạt khá thấp (11,2%) so với mức tăng cao tới 40,1% của tín dụng ngoại tệ trong tổng dư nợ tín dụng chung tăng khoảng 16,3%.

Sự chênh lệch lớn như vậy thực tế xuất hiện từ các tháng đầu năm và đến hết tháng 9, khoảng chênh lệch này vẫn không được cải thiện khi tăng trưởng tín dụng VND chỉ đạt 14,5% so với con số tăng 44% của dư nợ tín dụng ngoại tệ. Dư nợ tín dụng VND chủ yếu tập trung trong quý II cũng cho thấy, các DN thực sự gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn cho sản xuất trong những tháng cuối năm. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá rằng, tín dụng tăng không ổn định không những gây khó khăn cho DN mà còn gây áp lực cho việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng. Chưa hết, việc kéo mặt bằng lãi suất VND xuống còn 10-12%/năm đến nay vẫn không được như mong đợi cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường.

Đặt trong mục tiêu chung

Nhận định tăng trưởng tín dụng giữa VND và USD đang có những diễn biến khác với mọi năm, song không phải là bất thường, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, trong cuộc trao đổi chiều ngày 5.10 khẳng định: “Các mức tăng trưởng này phản ánh thực tế cung-cầu vốn trên thị trường”. Sự tăng mạnh tín dụng ngoại tệ trong các tháng qua theo người đứng đấu NHNN phản ánh nhu cầu vốn ngoại tệ của các DN trong thời gian qua là rất lớn. Diễn biến này trái ngược với nhiều năm trước khi huy động vốn ngoại tệ lớn, nhu cầu vay thấp nên các TCTD thường gửi ngoại tệ ra nước ngoài gửi. Có nhiều hướng bình luận khác nhau về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngoại tệ nói trên, song Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, điểm quan trọng là cho đến nay nhập siêu đang được Chính phủ và các bộ ngành quản lý rất hiệu quả.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, cơ quan này chưa nhận được các thông tin liên quan đến câu chuyện thiếu tín dụng mà cụ thể là thông tin các DN thuộc một số ngành như phân bón, điện hay giấy khó tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất. “So với nhu cầu vốn của xã hội thì tín dụng thiếu là điều đương nhiên. Nhưng ở đây cần đặt tăng trưởng tín dụng trong mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát tăng cao và đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5%...” – người đứng đầu NHNN lưu ý. Các chỉ tiêu thực hiện đối với các ngành theo đó cũng phải nằm trong giới hạn với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung. Chưa nói đến nhu cầu vốn đó có hợp lý hay không hợp lý.

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục