Người mua USD với kỳ vọng tỉ giá tiếp tục tăng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro bởi không biết thời điểm nào các “đại gia” ngoại tệ sẽ xả hàng
Ngày 21-10, giá USD tự do vẫn ở mức cao. Các tiệm vàng ở TPHCM bán ra 20.150 đồng/USD. Một số ngân hàng (NH) lớn niêm yết giá mua vào USD lên mức cao nhất, ngang bằng với giá bán ra là 19.500 đồng/USD. Tuy nhiên, trước đó giới kinh doanh USD tự do có dấu hiệu găm hàng, làm tỉ giá trong 3 ngày qua tăng như vũ bão.
Biến động liên tục
Lúc 11 giờ ngày 20-10, tại tiệm vàng Kim Ngân (đường Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp - TPHCM), tôi đề nghị mua 10.000 USD. Chủ tiệm thông báo 20.120 đồng/USD, đồng thời cho biết “đô”có sẵn tại tiệm, còn nếu kêu gọi từ các đầu mối khác giá bán sẽ cao hơn. “Chốt giá tại thời điểm này, số tiền thế chân là bao nhiêu?” - tôi hỏi. “Giá bán USD sẽ được tính tại thời điểm bên mua giao đủ tiền” - chủ tiệm vàng Kim Ngân đưa ra cách thức giao dịch.
Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc “bơm” USD cho các ngân hàng để
giải tỏa sự căng thẳng ngoại tệ ở các doanh nghiệp. Ảnh: HỒNG THÚY
Mười lăm phút sau, tôi đến tiệm vàng Kim Phát 1 (chợ Gò Vấp - TPHCM) hỏi mua 20.000 USD. Chủ tiệm điện thoại liên hệ với bạn hàng rồi đưa ra mức giá 20.170 đồng/USD. “Giá USD tăng vù vù em ơi! Đầu giờ sáng, chị bán ra chỉ 20.020 đồng/USD nhưng đến 11 giờ 30 phút đã tăng thêm 150 đồng/USD” - chủ tiệm vàng Kim Phát 1 nói. Sau đó, chủ tiệm mang USD từ trong hộc tủ ra đếm và cho biết chỉ cung cấp được 13.000 USD. Chủ tiệm liên hệ với 4 đầu mối khác mua thêm 7.000 USD nhưng đều bị từ chối.
“Chỉ trong vài giờ kiếm lời hàng triệu đồng, tại sao không “ôm” USD?” - chủ một tiệm vàng ở chợ Bà Chiểu (TPHCM) cho biết. Theo chủ tiệm vàng này, tỉ giá trong sáng 20-10 liên tục tăng nên phần lớn các tiệm vàng hạn chế bán ra.
Dân buôn vàng thao túng
Một số chủ tiệm vàng khác cho rằng do USD gắn liền với giá vàng nên khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới làm phát sinh hiện tượng thu gom USD để nhập khẩu vàng không chính thức, các đầu mối ngoại tệ lớn tranh thủ đẩy giá USD đi lên.
Mặt khác, các “đại gia” ngoại tệ cũng là người nắm giữ vàng số lượng lớn. Khi giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh, cầu USD tăng mạnh, các đối tượng nắm giữ vàng và USD lại đẩy tỉ giá tăng thêm để kìm hãm đà giảm giá của vàng, chờ giá vàng thế giới tăng trở lại, giá vàng trong nước sẽ tăng nhanh và cao hơn giá vàng thế giới.
Nhập khẩu gặp khó
Ông Khưu Lạc, Giám đốc Công ty Lạc Hưng, cho biết công ty sẽ ngưng nhập khẩu phụ liệu ngành may, chờ thị trường khan hàng, giá cả sẽ tăng lên tương ứng với tỉ giá rồi mới tính toán kinh doanh. Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Công ty Sữa và Nước giải khát Hanco (Hancofood) Lê Viết Hà cho biết: Không dám ký hợp đồng nhập khẩu mới vì e ngại tỉ giá biến động. Nếu đến năm 2011, tỉ giá không giảm, Hancofood buộc phải tăng giá sữa. |
Khi đó, các “đại gia” vàng và USD sẽ hưởng lợi kép. Điển hình, sáng 20-10, giá vàng thế giới có thời điểm giảm 38 USD/ounce. Nếu tính tỉ giá tại thời điểm đó là 20.020 đồng/USD để quy đổi thì giá vàng thế giới giảm 900.000 đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng tại VN chỉ giảm 350.000 đồng/lượng.
Nên điều chỉnh tỉ giá theo thị trường
Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, để bình ổn thị trường vàng, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử phạt các điểm giao dịch USD trái phép.
NH Nhà nước nên vay vàng của các NH thương mại rồi tung ra thị trường, đưa giá vàng trong nước về sát với giá vàng thế giới, kéo tỉ giá ngoại tệ tự do đi xuống. Về tỉ giá chính thức, NH Nhà nước nên điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, nâng lên 19.800 – 19.900 đồng/USD là phù hợp.
Trao đổi với báo giới, NH Nhà nước cho biết giá USD bị đẩy lên cao chủ yếu do tâm lý găm giữ của người dân, doanh nghiệp. Hiện tại, NH Nhà nước chưa có phương án điều chỉnh tỉ giá nhưng sẽ cân nhắc “bơm” USD cho các NH thương mại để cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.
Theo NLĐ
“Năng Lực Lãnh Đạo Quyết Định Tất Cả” - đó là tên chương trình huấn luyện về kỹ năng lãnh đạo sắp diễn ra tại TP.HCM (30/11/2010) và Hà Nội (03/12/2010) nhằm mục đích giúp các nhà quản lý tại Việt Nam sẵn sàng trong việc xây dựng một đội ngũ kế cận, tránh tình trạng doanh nghiệp rơi vào thế bị động về mặt nhân sự sau thời kỳ khủng hoảng.
(HBĐT) - Dù cận kề với thủ đô Hà Nội, nhưng hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh chưa đồng bộ. Toàn tỉnh có gần 4.500 km, trong đó có 5 tuyến QL khoảng 250 km, 21 tuyến đường tỉnh gần 400 km và đường vùng khó khăn gần 109 km; đường nội thị 92 km; 70 tuyến đường huyện dài 740 km, đường liên xã có 206 tuyến dài 2.758 km.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2001. Ngay sau khi được thành lập, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả…
(HBĐT) - 9 tháng năm 2010, công tác huy động vốn trên địa bàn huyện Đà Bắc đạt 42,4 tỉ đồng. Doanh số cho vay đạt 121,9 tỉ đồng, doanh số thu nợ 100,2 tỉ đồng, tổng dư nợ 215,1 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay theo cơ chế hỗ trợ lãi suất của Chính phủ 22 tỉ đồng, chiếm 20,4%.
Ngày 19-10, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Trong đó, WB đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối mạnh mẽ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tối 19/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Champasak và Lao Airlines tổ chức họp báo khai trương đường hàng không mới Vientiane-Paksé-Thành phố Hồ Chí Minh