Nhân dân xã Xuất Hóa chăm sóc cây rau màu vụ đông
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, có mặt trên đồng ruộng các xã Thượng Cốc, Xuất Hoá, Liên Vũ... (huyện Lạc Sơn) dễ dàng nhận thấy không khí sôi động, khẩn trương của bà con nông dân cắt rạ chuẩn bị đất, trồng cây vụ đông. Nhiều năm nay, vụ đông đã dần trở thành vụ chính trong năm và phát triển rộng khắp ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện.
Liên Vũ là một trong những xã làm vụ đông tốt của huyện. Cánh đồng xóm Vôi như một bức tranh nhiều màu sắc với một bên là màu xanh của cây ngô cao, một bên là màu nâu của đất đã được lên luống chờ đặt dây khoai lang, mầm hành. Anh Bùi Văn Binh thoăn thoắt xúc từng xẻng đất xỉ nước từ mương cho chảy vào những chân luống khoai lang vừa đặt dây. “Sáng nay, cả gia đình tập trung đi cắt rạ, chiều cày đất và trồng luôn khoai lang. Hai ruộng lúa trên 700m2 ở cánh đồng bên cạnh cũng được thu hoạch, làm đất và trồng ngô chỉ trong vòng 2 ngày. Vụ đông đòi hỏi thời vụ khắt khe, nhất là cây ngô nên lúc nào cũng phải khẩn trương. Người không nghỉ, đất cũng không nghỉ.” – Anh Binh cho biết. Xã Liên Vũ có 226 ha đất canh tác. Hàng năm, riêng cây ngô đông trên đất 2 vụ lúa được trồng khoảng 150 ha. Anh Bùi Văn Tình, cán bộ KN-KL xã cho biết: Năm nay, do hạn hán trong vụ chiêm kéo theo thu hoạch vụ mùa chậm hơn mọi năm. Trong khi đó, thời vụ của cây ngô trồng chậm nhất là trước ngày 10/10 nên xã chủ trương giảm diện tích ngô, tăng cây rau, đậu để đảm bảo tổng diện tích gieo trồng. Đến nay, toàn xã đã trồng được 70 ha ngô, 4 ha hành, 30 ha khoai lang, cơ bản đạt kế hoạch đã đề ra.
Do thu hoạch lúa mùa muộn, nhưng với quyết tâm không để đất trống, các xã Xuất Hoá, Vũ Lâm cũng đã vận động nhân dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây vụ đông. Ông Bùi văn Lích, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Tuy diện tích cây vụ đông năm nay có giảm hơn năm trước nhưng không đáng kể. Cả xã đã trồng được 26 ha ngô, 8 ha cây rau, đậu các loại. Xã Xuất Hoá cũng đã trồng được trên 30 ha ngô, gần 10 ha khoai lang, 6 ha hành.
Ông Bùi Văn Dậy, Phó phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Đến cuối tháng 10, toàn huyện đã thu hoạch được gần 5.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% diện tích. Từ năm 2000, sản xuất vụ đông đã phát triển rộng khắp và trở thành phong trào sối nổi ở hầu khắp các xã, thị trấn, trong đó, ngô là cây chủ lực. Vụ đông năm nay, huyện có kế hoạch gieo trồng 2.450 ha. Tuy nhiên, tiến độ thu hoạch lúa mùa chậm hơn năm trước do vụ xuân gặp hạn hán. Với mục tiêu không để đất hoang, huyện đã xây dựng kế hoạch giảm diện tích cây ngô xuống 1.200 ha, tăng diện tích các cây rau, đậu khác như: 500 ha khoai lang,450 ha rau, đậu các loại 200 ha. Đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 1.000 ha ngô và 800 ha rau, đậu các loại. Đồng thời, huyện tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn tuân thủ lịch gieo trồng theo khung thời vụ tốt nhất. Trong đó, khuyến cáo người dân không nên trồng ngô sau ngày 10/10. Dù vậy, hiện nay, một số hộ dân các xã vẫn đang tiếp tục đặt bầu ngô, khả năng cho thu hoạch ngô hạt thấp, chỉ có thể làm thức ăn cho trâu, bò. Nông dân các xã vẫn nặng tư tưởng phải trồng cây lương thực, chú ý đến các loại cây rau màu hàng hoá khác.
Ông Bùi Văn Dậy cho rằng, để vụ đông thực sự trở thành vụ chính trong năm, tránh trồng nhiều mà hiệu quả thấp, cần có sự định hướng, quy hoạch và sự năng động, sáng tạo của người dân. Từ đó, chính nông dân sẽ gắn bó hơn với mảnh đất của mình chứ không như hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều người lên xe đi làm thuê mà chẳng mấy quan tâm đến đồng ruộng của mình.
Năm 2011 mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn mức lương hiện nay từ 100.000 - 370.000 đồng/tháng.
(HBĐT) - Giờ đây, rừng xanh đã khẳng định vị thế, mang đến cho người dân cuộc sống ngày càng no ấm. Từ chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, ngay từ năm đầu tái lập tỉnh, nhân dân đã hăng hái tham gia bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Trồng rừng đã cho hiệu quả kinh tế cao giúp người dân làm giàu từ rừng và là cách giữ rừng hiệu quả nhất
(HBĐT) - Xuất phát từ mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình và chủ trương xây dựng điểm mô hình dệt thổ cẩm truyền thống của Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc, từ tháng 7/2007, Hội phụ nữ xã Đông Lai đã triển khai mô hình tại chi hội phụ nữ xóm Cóm với 20 hội viên tham gia
(HBĐT) - Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn) là một trong 4 xã điểm của tỉnh được chọn triển khai thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới (NTM). Những năm qua, nông nghiệp xã Nhuận Trạch đã có những bước phát triển mạnh, làm thay đổi bộ mặt của xã nói chung, người nông dân nói riêng.
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã làm việc với tập đoàn EAB, Đức và chấp thuận cho đầu tư thực hiện dự án “Công nghệ điện gió” tại huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng.
Đằng sau tình trạng khai thác tận diệt khoáng sản, ngoài thất thoát tài nguyên, thiệt hại kinh tế, hệ quả để lại là môi trường bị tàn phá, đời sống người dân địa phương phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật và oằn mình gánh chịu nhiều hệ lụy để lại.