Những năm gần, cây mía tím đã giúp nhiều hội viên HNĐ huyện huyện Cao Phong thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
(HBĐT) - Với phương châm “hội viên có mạnh thì tổ chức mới mạnh”, Hội Nông dân (HND) huyện Cao Phong đang xúc tiến nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất. Đây là giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng hội viên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức Hội, từ đó củng cố vững chắc hơn vị thế của HND trong sự phát triển chung KT- XH của huyện.
Ông Bùi Văn Dán, Chủ tịch HND huyện Cao Phong cho biết: HND huyện Cao Phong có tổng số 7.496 hội viên, sinh hoạt tại 125 chi hội và 249 tổ hội. Nhận thức sâu sắc rằng phát triển hội viên phải đi đôi với nâng cao chất lượng hội viên, HND các cấp trong huyện đã chú trọng xúc tiến nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cho hội viên, giúp hội viên vững vàng hơn trong phát triển kinh tế. Song song với hoạt động kết nạp hội viên mới, Hội đã tích cực triển khai tập huấn, dạy nghề, chuyển giao KH - KT, bồi dưỡng nghiệp vụ…, vừa tiếp thêm sức mạnh cho hội viên, vừa tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức. Các hoạt động này mỗi năm đã thu hút hàng nghìn lượt cán bộ, hội viên tham gia, dần dần tạo những chuyển biến trong tư duy, nhận thức cũng như năng lực hoạt động của hội viên sinh hoạt Hội. Chính vì vậy, trong đà phát triển chung KTXH huyện Cao Phong có sự phát triển đáng ghi nhận của hệ thống HND các cấp.
Quán triệt thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ, cán bộ HND huyện Cao Phong đã nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, kịp thời tiếp nhận những đề xuất giúp Hội triển khai các chương trình hỗ trợ nông dân thiết thực, hiệu quả. Trong nhiều năm, Hội luôn thực hiện tốt các phong trào lớn do HND Việt Nam phát động như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, giúp nhau xoá đói - giảm nghèo; phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hoá, làng bản văn hoá TD - TT; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và tham gia công tác đảm bảo AN -QP… Bằng chứng là hàng năm có khoảng 90 - 100% hội viên nông dân hưởng ứng các phong trào được phát động. Riêng năm nay, đến thời điểm này, toàn huyện đã có 4.348 hộ hội viên đăng ký đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hoá, làng bản văn hoá cũng đã thu hút gần 5.500 lượt hộ và 124 lượt xóm, khu dân cư đăng ký. Nhờ được triển khai sâu rộng, thiết thực, các phong trào thi đua đã tạo sự đồng thuận cao từ hội viên nông dân, dần tạo thêm động lực để hội viên gắn kết với tổ chức Hội.
Xác định “hội viên có mạnh thì tổ chức mới mạnh”, HND huyện Cao Phong đã đẩy mạnh thực hiện chủ trương hỗ trợ hội viên thông qua các hoạt động thiết thực như hỗ trợ hộ khó khăn vay vốn ưu đãi, thế chấp mua phân bón trả chậm, tín chấp vay vốn phát triển sản xuất, thành lập nhóm sở thích và CLB lồng ghép, tập huấn chuyển giao KHKT… Đặc biệt, Hội triển khai mạnh các chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Trong hệ thống Hội hiện có 115 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động hiệu quả theo nội dung Nghị quyết liên tịch 2308 với 2.291 hộ vay vốn, tổng dư nợ trên 21 tỷ đồng. Thêm vào đó có 46 tổ nhận uỷ thác cho vay từ Ngân hàng CSXH với 1.839 hộ vay vốn, tổng dư nợ trên 23 tỷ đồng. Quỹ hỗ trợ nông dân hiện đang giải ngân cho 30 hộ vay không lãi suất… Nguồn vốn ưu đãi đã tiếp thêm sức mạnh cho hội viên nông dân đầu tư phát triển sản xuất, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Phan Anh
(HBĐT)- “Đã chính thức bước vào mùa khô năm 2010-2011 với những đợt rét đậm và khô hanh ngay từ đầu mùa. Việc nâng cao ý thức về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR là nhiệm vụ cấp bách, trong đó cơ sở đóng vai trò đặc biệt quan trọng" ông Lê Minh Thuỷ, Phó Chi cục kiểm lâm tỉnh cho biết.
(HBĐT) - Xã Bắc Sơn (Kim Bôi) đã xây dựng thành công cánh đồng cho thu nhập cao. Từ một xã có tỷ lệ đói, nghèo lên tới 40 - 50%, nhiều hộ đói từ 3 - 4 tháng/năm, đến nay thu nhập bình quân đã đạt trên 9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 13% (theo tiêu chí mới).
(HBĐT) - Tổng giá trị giải ngân các nguồn vốn đến cuối tháng 10/2010 toàn tỉnh ước đạt 746,9 tỷ đồng, bằng 75,5% kế hoạch.
Hà Nội tạm ứng vốn ưu đãi để dự trữ hàng thiết yếu Khoảng hai tuần nay, giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống tại các chợ trên địa bàn Hà Nội đã tăng mạnh. Tại chợ Thành Công, giá gạo bán lẻ đã tăng từ 10 - 20%, gạo Bắc Hương được bán với giá 15 nghìn đồng/kg, gạo Tám Thái là 18 nghìn đồng/kg, gạo Tám Ðiện Biên 16 nghìn đồng/kg, gạo Xi 12 nghìn đồng/kg, loại gạo rẻ nhất là Tạp Giao có giá 11 nghìn đồng/kg. Trong số các mặt hàng thực phẩm, tăng giá nhiều nhất là thịt lợn.
Từ đầu tháng 11 đến nay, nhiều Cty dược phẩm đã có văn bản gửi đến các nhà thuốc tư nhân thông báo thuốc nhập khẩu tăng giá. Những mặt hàng chưa tăng, các nhà sản xuất và nhập khẩu cũng báo trước, lô hàng tới đây sẽ không còn ở giá cũ.
Dù vẫn giữ nguyên sự thiếu “lành mạnh” và yếu tố cạnh tranh cần thiết như thời điểm trần lãi suất huy động được đồng thuận ở ngưỡng 11%/năm, lãi suất huy động của hàng loạt các NHNN đến ngày 9.11 hầu hết được đưa lên mức 12%/năm.