Vinashin là một điển hình của việc giám sát kém hiệu quả khi mà DN này "qua mặt" cả thanh tra lẫn kiểm toán nhà nước.
Chính lỗ hổng trong khâu giám sát, từ giám sát nội bộ đến giám sát bên ngoài bị buông lỏng, không theo thông lệ quốc tế chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của DNNN.
Đó là kết quả điều tra về quản trị doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và giám sát tập đoàn kinh tế do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư công bố hôm 12.11, trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO.
Trên 400 doanh nghiệp (DN) nhà nước thực hiện cuộc điều tra cho thấy thực trạng minh bạch trong hoạt động và công bố thông tin trong quản trị DN - một trong những thước đo tính hiệu quả của DNNN như các công ty đại chúng, Cty niêm yết thì đều cho thấy thực trạng buồn là quá ít ỏi. TS Trần Tiến Cường - Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển DN, tổ trưởng nhóm điều tra nghiên cứu về thực trạng quản trị doanh nghiệp - cho biết: DN 100% vốn nhà nước càng không có quy định rõ ràng và bắt buộc về công bố thông tin. Những thông tin được DN công bố chỉ là những thông tin tối thiểu mà pháp luật bắt buộc công bố như báo cáo tài chính năm; mục tiêu và chính sách hoạt động DN...
Thông tin chủ yếu được công bố trong nội bộ để báo cáo với chủ sở hữu, cùng lắm ra đại hội cổ đông, hội đồng thành viên, rất ít DN công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Gần 97% số DN thực hiện 1 trong 3 loại kiểm toán: Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, đa phần các DN đa sở hữu, Nhà nước giữ cổ phần chi phối thực hiện kiểm toán độc lập; DN 100% vốn nhà nước thực hiện kiểm toán nhà nước, trong khi các DN chưa coi trọng việc giám sát, kiểm toán nội bộ.
Trên 60% số TGĐ trong DNNN được hỏi qua phiếu điều tra đồng thời là chủ tịch HĐQT, HĐTV của DNNN - nhưng với việc chủ thể giám sát đồng thời là đối tượng giám sát thì việc giám sát chỉ mang tính hình thức. Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch Đầu tư) ông Nguyễn Trọng Hiệu cũng nêu một thực tế tại DNNN là ban kiểm soát hay kiểm soát viên chưa hoàn toàn độc lập với bộ máy quản lý, do thù lao, thu nhập của họ gắn với DN là đối tượng kiểm soát.
Đại diện chủ sở hữu - có như không
Vẫn theo TS Trần Tiến Cường - vấn đề đang gây ra những chồng chéo khiến làm giảm hiệu quả của cơ chế giám sát chính là chưa làm tách bạch rõ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước với đại diện chủ sở hữu tại DN. Kết quả điều tra cũng phản ánh đúng một thực tế là các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước vẫn đang kiêm nhiệm chức năng quản lý nhà nước.
Ở các DN mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối thì sự tách bạch đã cao hơn, so với các DN vẫn còn 100% vốn nhà nước. Chủ sở hữu đã hành xử nghiêng về hướng thuần tuý kinh doanh, chứ không can thiệp thô bạo vào hoạt động sản xuất kinh doanh, như chỉ đạo DN đầu tư vào những mục tiêu phi kinh tế, thậm chí tập trung cho các mục đích xã hội chính trị khác, dẫn tới khó định lượng, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng tại không ít DN 100% vốn nhà nước, việc chỉ đạo DN là có.
Đây được xem là một lỗ hổng của pháp luật mà bản thân việc quản lý tài sản nhà nước trong DN cũng chưa được thể chế hoá thành luật. GS-TS Hoàng Văn Hải- đại diện nhóm phản biện thuộc ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia HN) và Viện Nghiên cứu Quản trị Cty đại chúng - cho biết: Hiện VN đã có luật về quản lý sử dụng tài sản nhà nước, nhưng quy định này chỉ bao gồm trụ sở làm việc và tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng đất gắn với đất dùng để xây dựng trụ sở, máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc.
Các tài sản nhà nước khác trong DN không được liệt kê trong đối tượng điều chỉnh của luật. Việc chưa thể chế hoá thành luật dẫn tới nhiều khó khăn trong việc quản lý tài sản nhà nước trong DN, đặc biệt là quản lý DNNN, bởi lẽ không có chủ thể nào chịu trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước một cách rõ ràng. Vụ Vinashin là một điển hình khi mà DN này lần lượt "qua mặt" cả thanh tra lẫn kiểm toán nhà nước để "ngập ngụa" trong nợ nần, nhưng vẫn có kết quả tài chính tốt, các chỉ số tài chính minh bạch.
Ông Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư - khẳng định: "Tôi không tin là kiểm toán không phát hiện ra sai phạm tại Vinashin. Cơ chế giám sát nội bộ bị vô hiệu hoá đã đành, nhưng cơ chế giám sát bên ngoài cũng bị vô hiệu. Ở đây có lỗi hệ thống".
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình xây dựng đường bê tông xi măng năm 2010, huyện Yên Thuỷ được phân bổ 3.525 triệu đồng để thi công 10 km đường giao thông nông thôn trên địa bàn 10 xã, thị trấn. Đến nay, các tuyến đường đang gấp rút thi công giai đoạn cuối, dự kiến huyện sẽ hoàn thành chương trình trong quý IV/2010 theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra.
Theo các chuyên gia y tế, việc vin vào cớ ngoại tệ lên giá hay dịch bệnh, thiên tai để tăng giá thuốc, “bóp cổ” người bệnh là điều không thể chấp nhận
Chỉ vài năm nữa, mỏ than Hà Lầm sẽ dừng khai thác lộ thiên, trong khi than hầm lò ở độ sâu âm 50 mét cũng bắt đầu cạn kiệt. Thợ mỏ Hà Lầm đã đột phá vào lòng đất, mở ra một khai trường mới ở độ sâu âm 300 mét. Nhưng để duy trì sản lượng mỗi năm 2,5 triệu tấn "vàng đen" từ hầm lò sâu nhất nước này, những người thợ mỏ phải được nâng cao kỹ năng khai thác, được hỗ trợ bởi thiết bị, công nghệ tiên tiến và quan trọng hơn là chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn nữa, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tiền xu không chỉ bị "ruồng bỏ" trong trao đổi thương mại hằng ngày. Ngay cả trong các hoạt động quyên góp từ thiện, người nhận tiền cũng chẳng mấy mặn mà. Nguyên nhân tại sao ?
Thị trường tài chính tiền tệ, lãi suất, vàng USD trải qua một tuần nhiều biến động gây không ít hoang mang cho người dân và doanh nghiệp. Đến cuối tuần này, các thị trường này đã hạ nhiệt được phần nào khi những giải pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát huy tác dụng. Tuy nhiên, liệu các cơn sốt này có dứt hẳn hay sẽ tái diễn...
(HBĐT)- Cam Cao Phong năm nay được giá. Vùng đất Cao Phong sôi động bước vào vụ cam. Thương lái Cao Phong tấp nập đặt hàng. Người trồng cam hồ hởi. Nhiều gia đình có tiền trăm triệu, tiền tỷ. Chất lượng, uy tín, thương hiệu Cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường.