Một hội thảo đã công bố báo cáo quốc gia đầu tiên nghiên cứu toàn diện các vấn đề về năng lực cạnh tranh của VN. Báo cáo này do Viện Quản lý kinh tế trung ương, Viện Cạnh tranh châu Á thực hiện do giáo sư Michael Porter làm chỉ đạo chuyên môn.
Cải thiện năng suất lao động là việc cần làm ngay của VN Ảnh: T.T.D. |
Không thể lặp lại thành công
Thay mặt nhóm tác giả báo cáo ngày 30-11, giáo sư Michael Porter cho rằng khi nhìn vào năng lực cạnh tranh phải phân tích ở ba cấp độ. Về lợi thế tự nhiên như lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... VN đều có cả. Tuy lợi thế này có thể tạo mức độ của cải nhất định nhưng một quốc gia muốn tiến lên không thể chỉ dựa vào đó mà cần xây dựng năng lực cạnh tranh ở hai cấp độ còn lại là năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô và vi mô.
“Xét tổng thể, hiện nay chúng ta vẫn đang dựa vào lợi thế tự nhiên chứ chưa tự tạo ra thế mạnh cho giai đoạn tiếp theo. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm tới và chiến lược mười năm tới về cơ bản chúng tôi thấy rất ổn nhưng nó chưa đủ tính cụ thể và chưa đề ra chiến lược thực hiện” - giáo sư Michael Porter nói. Theo giáo sư, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của VN cần nâng cao năng lực cạnh tranh chứ không chỉ tập trung vào tăng trưởng.
VN có lực lượng lao động chăm chỉ và chi phí thấp. Về cơ bản, những lợi thế đó đủ để đưa đất nước trải qua giai đoạn phát triển đầu tiên. Nhưng VN hiện đang đối phó với tình trạng năng suất lao động thấp, không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế, đồng thời ngày càng có nhiều áp lực cạnh tranh hơn.
Thực tế việc chỉ có công ty lớn không phải là cách xây dựng được một nền công nghiệp mang tầm cỡ thế giới. Ngược lại, chúng ta cần phát triển những nhóm doanh nghiệp hỗ trợ nhau, cung cấp thiết bị, phụ tùng cho nhau... VN rõ ràng là một câu chuyện thành công. Nhưng khi nhìn vào các dữ liệu, chúng ta thấy việc lặp đi lặp lại một thành công là điều không thể. Các công ty của VN phải nâng tầm cuộc chơi và có chiến lược cụ thể hơn.
Tạo môi trường bình đẳng
Báo cáo đưa ra một số khuyến nghị chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của VN. Trước hết, tăng trưởng trong tương lai của VN phải tập trung vào tăng trưởng năng suất bền vững chứ không chỉ nhìn vào tỉ lệ tăng trưởng ngắn hạn. Chính phủ VN cần xác định vai trò mới cho mình để phù hợp với nền kinh tế năng động đang nổi và tạo dựng môi trường cân bằng hơn giữa các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài bình đẳng với nhau.
Về hành động cụ thể, báo cáo đề xuất VN cần xây dựng tính minh bạch về tài khóa của Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, tăng cường kỷ luật ngân sách, chính sách tiền tệ nhất quán và dễ tiên liệu, điều tiết thị trường tài chính, điều phối chính sách kinh tế vĩ mô tổng hợp theo thời gian chứ không đơn thuần giải quyết vấn đề trước mắt và thực hiện các sáng kiến dựa trên ý tưởng về phát triển cụm ngành.
Về chính sách, báo cáo cho rằng VN phải chú trọng vào việc giáo dục và đào tạo kỹ năng cho lực lượng lao động; cải thiện cơ sở hạ tầng cứng; quản trị doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tăng cường thực hiện chứ không phải cam kết...
Theo giáo sư Michael Porter, khi nói về chiến lược kinh tế thì không bao giờ có một chiến lược duy nhất. “Điều tôi có thể nhấn mạnh là mô hình thành công của VN trong 15-20 năm qua sắp hết thời, chúng ta không thể tiếp tục kéo nhân lực từ nông nghiệp vào các ngành chế tạo nữa” - nhà chiến lược nhiều kinh nghiệm này nhấn mạnh. Theo ông, VN cần mô hình phát triển mới và để tạo ra mô hình đó có ba chủ điểm: thứ nhất là ổn định kinh tế vĩ mô và giảm tối đa các mất cân đối vĩ mô, thứ hai là giải quyết các nút thắt cổ chai vi mô và thứ ba là xây dựng các năng lực cạnh tranh của VN.
Theo Báo Tuoitre
(HBĐT)- Vào những ngày này, trên khắp các cánh đồng từ thị trấn đến các xã của huyện Lương Sơn… đều thấy bóng dáng nông dân hối hả với việc ruộng đồng. Ông Hoàng Văn A, xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn cho biết: Vụ đông năm nay, yếu tố thời tiết bất lợi, bà con phải dồn sức chăm sóc cây màu để đảm bảo năng suất và sản lượng.
(HBĐT)- Ông Đỗ Viết Minh, Chủ nhiệm HTX Khang Mời xã Yên Mông (TP Hoà Bình) cho biết: HTX nông nghiệp Khang Mời là HTX quy mô xóm, gồm 3 xóm Mỵ, Khang Đình, Mời Mít được thành lập từ năm 1959. Năm 1997, HTX chuyển đổi theo Luật HTX gặp rất nhiều khó khăn. Tổng vốn hoạt động chỉ có 50 triệu đồng, chủ yếu là tài sản cố định, nợ đọng trong xã viên nhiều, xã viên gia nhập HTX không có vốn góp… Mỗi xóm đều có trưởng xóm kiêm nhiệm tổ trưởng tổ dịch vụ ở từng xóm. HTX có tổng số 305 hộ xã viên.
Chiều 29.11, trong buổi họp giao ban xuất nhập khẩu tháng 11, Bộ Công thương đã công bố con số nhập siêu 11 tháng đầu năm 2010 là 10,65 tỉ USD. Tỷ lệ nhập siêu 11 tháng vẫn nằm dưới 20% mà Chính phủ đặt ra.
“Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với các cơn gió bão, họ cần phải mạnh lên, phải cơ cấu lại, tìm lại thế mạnh của mình và tạo ra những thế mạnh mới để có thể cạnh tranh được” - chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh khẳng định.
Một số cá nhân, tổ chức phát danh thiếp giao gas tận nhà có kèm theo khuyến mãi hấp dẫn. Nhiều người đã mua nhầm gas “dỏm”, bình gas 12 kg chỉ còn 5 - 6 kg
Miền núi và trung du phía bắc đang đối mặt với việc thiếu nước do hậu quả nghiêm trọng của đợt hạn hán trong năm 2010. Mực nước ở các hồ chứa đang ở mức báo động đỏ, các kênh mương nội đồng đang khô nứt do thiếu nước chứa. Các địa phương đang gấp rút triển khai mọi phương án chống hạn cho vụ lúa chủ lực này.