Năng lực cạnh tranh quốc gia của VN nhìn chung là ổn nhưng đáng tiếc không có lợi thế độc đáongày 30-11, lần đầu tiên tại VN, báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia được công bố dựa trên những số liệu khách quan về năng lực cạnh tranh và sử dụng phương pháp luận đã được kiểm chứng trên thế giới.

Báo cáo này được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Học viện Cạnh tranh châu Á dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS Michael E. Porter, ĐH Harvard - Mỹ.
 
Thay đổi để tạo cú nhảy mới
 
Theo báo cáo, năng lực cạnh tranh quốc gia của VN nhìn chung là ổn nhưng đáng tiếc không có lợi thế độc đáo. VN tăng trưởng ấn tượng trong hai thập kỷ qua, tỉ lệ nghèo giảm đi trên diện rộng, hồi phục nhanh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
 
 
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty Dệt May Gia Định - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH


Kết quả này nhờ vào mô hình phát triển cổ điển được kích hoạt bởi hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang chế tác. Tuy nhiên, mức độ thịnh vượng và năng suất của nền kinh tế VN còn thấp, tính bền vững chưa cao.
 
Nỗ lực của Chính phủ nhằm đáp ứng những nhu cầu về hạ tầng và thể chế của một nền kinh tế đang tăng trưởng bị kìm lại bởi những hạn chế của một phương thức điều hành truyền thống, thiên về kiểm soát. “Đã đến lúc cần thay đổi để tạo cú nhảy mới vì đà tăng trưởng kinh tế đang chậm lại” - báo cáo nhấn mạnh.
 

Đề xuất lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia

Báo cáo đề xuất thành lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia với sự tham gia của Chính phủ, bộ, ngành và đặc biệt là có đại diện khu vực tư nhân.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những thông tin từ báo cáo đem lại vì thực sự hữu ích trong bối cảnh VN tái cơ cấu nền kinh tế. “Thành lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia là một gợi ý tốt, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định” – Phó Thủ tướng nói.

Báo cáo cho rằng những điểm yếu của VN đang bộc lộ rõ là thâm hụt thương mại, trong đó có tác động từ sự lên giá thực của VNĐ; lạm phát do các dòng vốn lớn đổ vào, chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng; tăng trưởng GDP so với đầu tư ngày càng giảm làm tăng sự phụ thuộc vào vốn bên ngoài; tăng trưởng nhu cầu đang vượt quá năng lực vi mô của nền kinh tế; khoảng cách giữa vốn đăng ký và thực hiện trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng.
 
Không thể dựa vào doanh nghiệp Nhà nước
 
GS Michael E. Porter cho rằng VN cần có chiến lược kinh tế nhằm xây dựng một mô hình phát triển mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo GS Michael E. Porter, chiến lược này dựa vào 3 yếu tố: tăng năng suất lao động, thay đổi nhận thức về khu vực tư nhân và chuyển vai trò của Chính phủ từ kiểm soát nền kinh tế đang chuyển đổi sang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một nền kinh tế thị trường.
 
Các tác giả của bản báo cáo cũng chỉ rõ điểm yếu của VN là nhận diện vấn đề rất tốt nhưng thực hiện lại hạn chế. Minh chứng điều này là Chính phủ VN đã ưu tiên tháo gỡ các nút thắt vi mô trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kỹ năng lao động và năng lực hành chính nhưng chưa hiệu quả, mặc dù cam kết về nguồn nhân lực khá lớn.
 
Để báo cáo “trở thành hiện thực thay vì nằm trên giá sách”, GS Michael E.Porter và nhóm tác giả đã đề xuất những khuyến nghị chính sách dựa trên các luận cứ và số liệu khoa học.
 
Trong đó, có khuyến nghị xây dựng các cụm ngành tại các địa phương, cụ thể: cụm ngành điện tử ở Hà Nội và các tỉnh lân cận; du lịch ở miền Trung; dệt may, logistics (vận tải hàng hóa xuất khẩu) ở TPHCM và chế biến nông sản ở ĐBSCL.
 
Một đề xuất khác là thay đổi nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước và tư nhân. Báo cáo nêu rõ: “Không thể thành công khi dựa vào một vài công ty đơn lẻ của Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước của VN đang bị giao nhiệm vụ bất khả thi, vừa thực hiện nhiệm vụ công ích vừa phải có lợi nhuận, không được sa thải lao động nhưng phải đạt năng suất cao”.
 
                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục