Ngày 13/12, các ngân hàng thương mại đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động VND theo định hướng đã đạt được cuối tuần qua.
Theo cam kết đã đạt được cuối tuần qua, các ngân hàng thương mại sẽ áp lãi suất huy động VND trên biểu niêm yết chính thức tối đa là 14%/năm; tổng lãi suất qua các chương trình, sản phẩm khuyến mại, tặng thưởng là 15%/năm.
Cuối tuần qua, một số thành viên đã nhanh chóng điều chỉnh và hôm nay đã mở rộng trong hệ thống.
Điểm chung, như cam kết trên, những mức lãi suất tối đa 15%/năm đã có ở các chương trình, sản phẩm khuyến mại; còn mốc 14%/năm có ở biểu lãi suất thông thường và chủ yếu chỉ áp cho các kỳ hạn ngắn.
Một trong những thành viên tiến hành điều chỉnh sớm là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank), khi mức cao nhất chỉ còn 13,95%/năm ở các kỳ hạn ngắn 1, 2 và 3 tháng; các kỳ hạn còn lại phổ biến từ 13,45% - 13,5%/năm.
Đáng chú ý là việc điều chỉnh khá nhanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB). Cuối tuần qua, ngày 10/12, mức lãi suất cao nhất tại đây khách hàng nhận được lên tới 15,2%/năm, có trong chương trình khuyến mại “Xuân phát tài” với kỳ hạn 1 tháng. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau (13/12), ACB đã có biểu mới và mức cao nhất đúng 15%/năm cũng ở chương trình trên - đúng như nội dung cam kết.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), mức cao nhất 15%/năm cũng có ở sản phẩm khuyến mại với chính sách cộng thưởng lãi suất. Ở sản phẩm này, tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi, lãi thực chỉ là 13,1% và 13,05%/năm ở các kỳ hạn 1 và 2 tháng, nhưng có thêm lãi suất thưởng để đạt mốc 15%/năm. Ở biểu thông thường, lãi suất phổ biến chỉ trên 12% và dưới 13%/năm, cá biệt có 13,35%/năm kỳ hạn 6 tháng.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), ở biểu thông thường, mức cao nhất 14%/năm cũng chỉ tập trung ở các kỳ hạn ngắn từ 2 - 6 tháng; còn lại chỉ từ 13,5%/năm trở xuống.
Ở lần điều chỉnh này, các ngân hàng quốc doanh cũng nhập cuộc nhanh. Như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối), mức lãi suất cao nhất 14%/năm cũng đã có ở 3 kỳ hạn ngắn 1, 2 và 3 tháng; các kỳ hạn còn lại tối đa chỉ 12%/năm. Trong khi đó tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mức cao nhất chỉ là 13,5%/năm…
Như vậy, sau khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc và đạt được cam kết giữa các thành viên, lãi suất huy động VND đã có mặt bằng mới tương đối đồng đều. Trước mắt, những xáo trộn mạnh trong tuần qua đã được hạn chế.
Một điểm dễ nhận thấy là hầu hết các nhà băng đều chỉ áp mức tối đa 15%/năm cho sản phẩm riêng và kỳ hạn ngắn, mang tính thời điểm; mức 14%/năm trên biểu niêm yết cũng chỉ tập trung ở các kỳ hạn ngắn. Điều này có thể ngầm tính là có sự dự phòng rủi ro chi phí ở các kỳ hạn dài, khi lãi suất dự báo có thể giảm dần từ sau Tết Nguyên đán, hay sau mùa cao điểm chi trả hiện nay.
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Ở bài trước, Hội KTS tỉnh cho rằng, Đồ án tổ chức không gian khu TT Quỳnh Lâm được nghiên cứu kỹ, có ý tưởng rõ ràng, phương án tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hợp lý, các khu chức năng trung tâm mang tính cấp vùng Tây Bắc phù hợp định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, phân tích những điểm chưa hợp lý trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHB đến năm 2025
Chợ lẻ thổi giá, giới đầu cơ tạo sốt ảo, hàng chất lượng kém từ nước ngoài có mặt ở khắp nơi... Việc xây dựng hệ thống phân phối (HTPP) - vốn được coi là huyết mạch của nền kinh tế đang nóng trở lại đối với cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Chưa hết năm nhưng phần lớn các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đều đã ký xong hợp đồng cho hai quý đầu năm sau.
Hiện khó có thể dự đoán chính sách tiền tệ qua lãi suất. Căng thẳng trên thị trường tài chính, tiền tệ tháng cuối cùng của năm 2010 đang lên đến đỉnh điểm bởi diễn biến bất thường của lãi suất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, chi nhánh Việt Nam (WWF Việt Nam) đã đồng ý với kiến nghị của Tổng cục Thủy sản trong lúc chờ kết quả đánh giá lại nên đưa cá tra, cá basa nuôi tại Việt Nam ra khỏi "danh sách đỏ."
(HBĐT) - Sau một thời gian nỗ lực chuẩn bị, cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung 8 KCN của tỉnh vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020 và được UBND tỉnh phê duyệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập quy hoạch chi tiết các KCN. Đây là thuận lợi căn bản cho công tác thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh.