Hàng hóa tăng giá, người tiêu dùng rất cân nhắc khi mua sắm.
Đạt chỉ tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7% năm 2011 như Quốc hội giao là rất khó khăn. Có thể sau Tết, việc điều chỉnh giá điện và xăng dầu sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao
Hôm qua (24-1), Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng đầu tiên của năm 2011 dừng ở con số 1,74%.
Hàng hóa tăng giá, người tiêu dùng rất cân nhắc khi mua sắm. Ảnh: HỒNG THÚY
Cao hơn quy luật
Nếu so với đà tăng của các tháng trước đó có mức tăng lần lượt là 1,86% và 1,98% (tháng 11 và tháng 12-2010) thì CPI tháng đầu tiên của năm nay đã giảm. Nhưng nếu xét theo quy luật, đây lại là tháng có CPI cao bất thường vì mọi năm (trừ năm 2008 khủng hoảng và năm 2009 suy thoái kinh tế), CPI tháng 1 chỉ quanh quẩn ở mức 1,1 - 1,2%.
TS Vũ Đình Ánh, Viện Nghiên cứu Giá cả thị trường (Học viện Tài chính), cho rằng theo quy luật bình thường, CPI tháng 1 và tháng 2 bao giờ cũng cao do rơi vào chu kỳ Tết Nguyên đán. Nhưng năm nay, mối quan tâm lạm phát trong 2 tháng đầu năm không quá lớn vì được đặt trong bối cảnh Nhà nước cam kết không tăng giá các mặt hàng thiết yếu. N
hưng con số 1,74% cho thấy sức tăng giá tiêu dùng rất nóng, thậm chí còn nóng hơn những năm trước mặc dù trong dư luận vẫn râm ran những chuyện thưởng Tết ít hơn. “Mọi năm, người dân thường mua sắm vào những ngày cận Tết nhưng năm nay, nhiều người sắm Tết trước cả tháng để tránh đắt đỏ. Chính sức tiêu dùng năm nay tăng mạnh làm giá không thể giảm xuống trong bối cảnh những tháng trước giá đã tăng cao rồi” - TS Vũ Đình Ánh bình luận.
Theo ông Nguyễn Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nhóm lương thực, thực phẩm tuy không còn ở vị trí số 1 nhưng vẫn tiếp tục tăng cao vì thời tiết rét đậm, rét hại cùng với dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoa màu vụ đông và đàn gia súc. Trong khi nguồn cung giảm, cầu lại tăng gấp 2-3 lần đã đẩy giá lên.
Nhiều áp lực
Ông Nguyễn Vinh Phú cho biết giá hàng hóa đã “nóng” từ tháng 9-2010 và đến nay tăng thêm 15%-20% so với đầu quý IV năm trước. Các dịch vụ đời sống như cắt tóc gội đầu, xe ôm, trông giữ ô tô, xe máy tăng chóng mặt. Các dịch vụ này không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI nhưng cũng tham gia “móc túi” người tiêu dùng, tác động đến tâm lý lo ngại giá cả leo thang.
Áp lực cho công tác điều hành giá sau Tết rất lớn vì đây là tháng Tết nên theo quy luật, thường là tháng có CPI cao nhất trong năm. Hơn nữa, 1,74% là “đà” rất cao. Trong khi đó, dự báo thời tiết tiếp tục không thuận lợi, ảnh hưởng đến vụ mùa và đàn gia súc, làm tăng giá lương thực, thực phẩm. Các cơ quan chức năng cần quyết liệt đẩy mạnh sản xuất vụ đông xuân, khôi phục đàn trâu bò đã mất. Đây cũng là “tháng ăn chơi”, nếu chủ quan trong khâu tổ chức lưu thông hàng hóa sẽ không thể kéo giá xuống.
Một áp lực nữa, theo ông Phú, khả năng điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện theo lộ trình có thể chỉ diễn ra ngay sau Tết vì giá xăng đã được “nín” gần tròn một năm, giá điện cũng đã được Chính phủ chấp thuận lộ trình tăng giá hằng năm. Năm ngoái, CPI tháng 3 đã có mức tăng đột biến do điều chỉnh giá điện trung bình tăng thêm 6,8% từ ngày 1-3.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại dịch vụ giá cả - Tổng cục Thống kê, cho rằng CPI nóng ngay từ đầu năm khiến áp lực điều hành để đạt chỉ tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7% năm 2011 như Quốc hội giao là rất khó khăn. Một yếu tố thuận lợi của năm nay, theo ông Thắng, sang quý II, CPI có thể hạ nhiệt vì phát huy độ trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện từ tháng 11-2010.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Ngày 24/1, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tổng kết vụ hè - thu năm 2010 dự án ADDA nhằm mục đích đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch dự án, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động vụ xuân- hè năm 2011.
(HBĐT) - Những đợt rét đậm, rét hại liên tiếp tràn về khiến thị trường quần áo mùa đông trở nên sôi động. Chủ điểm quần áo rét được các mẹ, các chị bàn luận xôn xao, “nóng” nhất vẫn là vấn đề giá cả bởi so với chỉ một vài tuần trước, giá mỗi chiếc áo đã “đội” lên gấp rưỡi, gấp hai lần.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 17 xã được hưởng lợi từ Chương trình 135 giai đoạn 2. Thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2 (2006-2010), huyện Kim Bôi đã đầu tư xây dựng được 133 công trình, vốn thực hiện trên 84 tỉ đồng, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thuỷ lợi, điện, nhà, lớp học cho các xã, xóm...
(HBĐT) - Mường Chiềng là một xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, nông nghiệp. Nhưng thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh và diện tích canh tác ít đã đặt ra nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế của người dân. Khắc phục khó khăn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi và áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất là hướng đi đúng mà Mường Chiềng đã tiến hành thành công trong năm 2010.
(HBĐT) - Tối ngày 23/1, UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Sở Công thương, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển thương mại Việt Bắc đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại xuân Lạc Sơn 2011.
(HBĐT) - Theo điều tra, rà soát của UBND các huyện, thành phố năm 2007, cả tỉnh có 42.423 hộ dân tộc thiểu số nghèo. Thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 và Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ cho vay vốn phát triển sản xuất với hộ dân tộc thiểu số ĐBKK giai đoạn 2007-2010.