Kết thúc một năm với bao nhiêu biến động của sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Ngành nông nghiệp cũng kết thúc một năm với nhiều kết quả khởi sắc.
Khép lại năm 2010, toàn ngành nông nghiệp đã chứng kiến biết bao khó khăn của thiên tai, dịch bệnh song nhìn về tổng thể năm 2010 vẫn được coi là năm khởi sắc của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 đạt 232 652,16 tỷ đồng, tăng 4,7 % so với năm trước; trong đó nông nghiệp đạt 168.385,56 tỷ đồng, tăng 4,2%, lâm nghiệp đạt 7.365 tỷ đồng, tăng 4,6%, thuỷ sản đạt 6.901,6 tỷ đồng tăng 6,1%.
Một tín hiệu đáng mừng nữa là tổng sản lượng lương thực có hạt của ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn so với năm 2009; trong đó sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40,0 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng 235,1 nghìn tấn. Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7.513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha, năng suất lúa cả năm ước đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha so với năm 2009.
Về chăn nuôi, đầu năm 2010, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn cả nước vẫn duy trì được nhịp độ phát triển cao và ổn định. Tuy nhiên, từ đầu tháng 4 dịch lợn tai xanh đã xảy ra trên diện rộng, trong đó thời điểm tháng 9 dịch đã bùng phát tại 32 địa phương, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi lợn và ảnh hưởng đến kết quả chung của ngành chăn nuôi.
Tuy nhiên, công tác khống chế dịch bệnh đã đạt được triển khai mạnh mẽ và đạt kết quả tốt, hầu hết các loại dịch bệnh trên vật nuôi dần được khống chế và kiểm soát. Công tác kiểm tra, giám sát bệnh ở các cấp đã được nâng cấp và hoạt động hiệu quả, phần lớn các ổ dịch đều được phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan, phát tán.
Nhờ đó, chăn nuôi lợn và gia cầm trong nămtiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn. Đàn gia cầm phát triển nhanh với số lượng tổng đàn đạt 300,5 triệu con, tăng 7,25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên tổng đàn lợn và đàn bò có giảm: Đàn bò có 5.916,3 nghìn con, bằng 96,9 % so với cùng kỳ; đàn lợn có 27,35 triệu con, bằng 99% so với cùng kỳ.
Về lâm nghiệp, kết quả thực hiện các chỉ tiêu lâm sinh năm nay hầu hết là vượt kế hoạch và tăng so với năm trước. Đến cuối tháng 12/2010, diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước là 252 nghìn ha, tăng 3,4 % so với cùng kỳ, vượt 22 % kế hoạch năm; Chăm sóc rừng trồng đạt 306,2 nghìn ha, tăng 21,9 % so với cùng kỳ; Khoán quản lý bảo vệ rừng đạt 2.574,2 nghìn ha, tăng 1,5 % so với cùng kỳ.
Mặc dù đã đạt được kết quả đáng mừng, nhưng năm qua ngành nông nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, đó là còn thiếu sự chỉ đạo quyết liệt trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; sản xuất nông nghiệp thiếu tính bền vững; công tác thống kê, dự báo và thông tin chưa kịp thời, chính xác...
Nhiều diện tích trồng lúa sẽ chuyển sang trồng loại cây khác (Ảnh: P.H) |
Theo dự báo, sản xuất nông nghiệp năm 2011 sẽ gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra,
đặc biệt là hạn hán sẽ ảnh hưởng đến vụ lúa đông xuân 2010-2011 ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững trong năm 2011 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành nông nghiệp đặt ra.
Theo ĐCSVN
(HBĐT) - Trong năm qua, tỉnh ta đã triển khai 7 dự án ổn định dân cư với tổng mức đầu tư 121.863 triệu đồng, ước thực hiện đến hết tháng 12/2010 đạt 80 tỷ đồng, đã giải ngân được 64.405 triệu đồng.
(HBĐT) - Ngồi bên bếp lửa nhà sàn, trong tiết trời se lạnh của những ngày giáp Tết, được nghe tiếng xèo xèo của mía lùi trên bếp than hồng, thưởng thức vị thơm ngọt lịm của tấm mía và cảm giác vị ngọt của mía lùi như được cô lại thành mật..., chúng tôi mới thật sự thấm thía, thú vị, ấm áp với sản vật và con người vùng đất gió Cao Phong này.
(HBĐT) - Đến nhà anh Hoàng Công Thẩm, 44 tuổi ở thôn Đồng Gội, xã Hoà Sơn, (Lương Sơn) những ngày đầu xuân mới, bên ấm trà nghi ngút khói, anh kể câu chuyện làm kinh tế của gia đình từ 2 bàn tay trắng. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ chỉ làm ruộng, tháng ngày mưa nắng những mong đầy bát cơm. Biết bố mẹ vất vả, bản thân lại không thể học hành đỗ đạt, anh quyết tâm tìm lấy một nghề để kiếm kế sinh nhai.
(HBĐT) - Nắng như rót mật xuống cánh đồng khiến màu vàng của bông lúa càng thêm óng ả. Gió đuổi nhau trên những nương ngô làm thành biển sóng ngút ngàn xanh. Cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng giống như một phông nền hoàn hảo tôn bật lên sức sống căng tràn trong những con đường bê tông uốn lượn, những mái nhà xây thấp thoáng dưới chân đồi và nhịp sống của người dân là điểm nhấn nổi bật nhất làm nên một bức tranh quê trọn vẹn. Càng ngắm, càng say và càng không thể phủ nhận được rằng diện mạo nông nghiệp - nông thôn của tỉnh ta đang bừng lên sức sống mới.
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, thị trường đang đi vào những ngày sôi động nhất. Đây cũng là thời điểm nhạy cảm nhất của việc kiểm tra kiểm soát thị trường, ổn định giá cả. Theo báo cáo của các địa phương về Bộ Công thương, trong vòng 1 tuần qua, giá hàng hóa vẫn đều đặn nhích lên. Đặc biệt ở các TP lớn như Hà Nội và TP HCM, giá các mặt hàng thực phẩm điều chỉnh từng ngày.
Giá nhiều mặt hàng đã tăng mạnh do quán tính, kiểu “đến hẹn lại lên” - Khó xảy ra thiếu hàng, sốt giá