Nhân dân xã Dân Chủ (TPHB) tích cực tham gia lam đường liên thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Nhân dân xã Dân Chủ (TPHB) tích cực tham gia lam đường liên thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

(HBĐT) - Vào thời điểm cuối năm 2003, hệ thống đường GTNT liên thôn, xóm trên địa bàn tỉnh có trên 2.700 km, bề rộng nền đường từ 2 - 5 m, mặt đường chủ yếu là đất và cấp phối tự nhiên, chỉ có 2,7% có mặt nhựa và bê tông xi măng. Với chất lượng đường giao thông yếu kém gây nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt, giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế trên địa bàn.

 

Trước thực trạng đó, Nghị quyết cứng hoá đường GTNT được HĐND tỉnh khóa XIV phê duyệt thực sự là luồng sinh khí mới cho từng xóm bản, khu dân cư trên địa bàn tỉnh trong phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh.

Ngày 29/4/2004, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 03 phê duyệt Đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2004-2010. Sau 4 năm thực hiện, ngày 21/8/2007, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 1954 về việc điều chỉnh một số nội dung trong Đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2004 - 2010. Quyết định đó càng thêm khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của tỉnh. Phù hợp với nguyện vọng và mang lại lợi ích thiết thực phục vụ đời sống dân sinh và phát triển KT-XH của địa phương. Do đó, được các cấp ủy, chính quyền quán triệt và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương; được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trên tinh thần công khai, dân chủ “Dân bàn, dân quyết, dân tự làm”. Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như: tiền mặt, vật liệu, máy thi công, ngày công lao động để thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao. Công tác quản lý chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật được các địa phương quan tâm chú trọng thực hiện đảm bảo đạt yêu cầu thiết kế. Nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân được công khai dân chủ đã khích lệ và tạo được lòng tin trong nhân dân. Các huyện làm tốt như Yên Thủy, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Kỳ Sơn. Nhiều huyện còn đề nghị bổ sung kế hoạch hàng năm như Kỳ Sơn, Mai Châu, Kim Bôi, Đà Bắc, Yên Thủy. Nhiều xã vùng cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn cũng đề nghị được tham gia và thực hiện tốt kế hoạch như: Nà Mèo (Mai Châu), Bình Sơn, Lập Chiệng (Kim Bôi). UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn đã trích ngân sách để hỗ trợ thực hiện.

Đến hết năm 2010, toàn tỉnh đã cứng hóa bằng bê tông xi măng được 948 km/1.350 km, đạt 70,2% kế hoạch của Đề án. Những tuyến  đường được thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã tạo nên diện mạo mới cho các thôn bản, khu dân cư khắp nơi trong tỉnh và là điều kiện quan trọng thúc đẩy KT-XH trên địa bàn ngày một phát triển. Với kết quả đã đạt được, Nghị quyết về cứng hóa đường GTNT thực sự là một chủ trương hợp lòng dân.

                                                                                

                                                                                Đức Phượng 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tòa nhà dầu khí Nghệ An (hai tòa tháp mỗi tòa 25 tầng) gồm căn hộ và VP cho thuê, đầu tư 630 tỉ đồng, hoàn thành từ đầu năm 2011 nhưng hiện các căn hộ vẫn rất khó bán và ít đơn vị đến thuê VP.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển vọng giống lúa Thái Bình trên đồng ruộng Kim Bôi

(HBĐT) - Với chi phí đầu tư thấp, năng suất cao, chất lượng gạo dẻo, thơm, nếu chọn lọc được có thể tự sản xuất giống, các giống lúa TB R1, TB R36, BC 15 do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình cung cấp đã, đang đưa vào và nhân diện rộng trên đồng ruộng huyện Kim Bôi. Bà con nông dân nơi đây tỏ ra lạc quan trước triển vọng của giống lúa thuần này.

Ngổ Luông: Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi

(HBĐT) - Là xã khó khăn nhất trong các xã vùng cao của huyện Tân Lạc, Ngổ Luông có 300 hộ với 1401 nhân khẩu, trong đó có tới trên 90% hộ dân sống bằng nông, lâm nghiệp, đây là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên, những năm trước đây, do trình độ của lực lượng lao động còn thấp, không đồng đều, nông dân sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm nên hiệu quả mang lại không cao.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng cao

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá cả đầu vào tăng cao, song với sự nỗ lực không ngừng, ngành công nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt bậc trong quý I/2011. Kết thúc quý I/2011, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3%.

Doanh nghiệp xuất khẩu: Giảm sức cạnh tranh vì thiếu vốn

Hầu hết ý kiến của các hiệp hội ngành hàng XK chủ lực của VN là dệt may, nông - thuỷ sản tại cuộc họp giao ban XNK quý I do Bộ Công Thương chủ trì hôm qua (5.4) đều khẩn thiết mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ giúp các DN XK trước mặt bằng lãi suất quá cao như hiện nay.

Đề xuất miễn, giảm thuế VAT

Giá đầu vào tăng, lãi suất cao cộng với điện cắt phải mua dầu chạy máy nổ... đang khiến doanh nghiệp sản xuất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội cho biết đơn hàng của đối tác đang chuyển từ VN sang các nước khác.

Lương hụt hơi theo giá

Giá xăng tăng; từ 1.5 tới, tăng lương cơ bản; hệ thống phân phối chưa đủ mạnh để điều tiết thị trường..., những yếu tố này đang được các tiểu thương và nhiều doanh nghiệp tận dụng tối đa để tăng giá hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục