Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ gia đình ở xã vùng cao Yên Lập (Cao Phong) đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng đem lại thu nhập khá.
(HBĐT) - Thực hiện văn bản 295 của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam về việc huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), NHCSXH tỉnh đã tích cực chỉ đạo các tổ chức nhận ủy thác, Ban xóa đói - giảm nghèo các xã tổ chức huy động tiết kiệm đã đạt được những kết quả khả quan. Đến cuối năm 2010 số chỉ tiêu gửi tiết kiệm tổ TK&VV đạt trên 4,8 tỷ đồng, có 2.091 tổ TK&VV, chiếm 51% nguồn vốn huy động trên địa bàn.
Chỉ với 10.000 đồng, nhiều hộ nghèo vẫn có thể tham gia tiền gửi tiết kiệm hàng tháng, chương trình tín dụng đặc biệt này đang được NHCSXH tỉnh triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh. Huyện Cao Phong được ghi nhận là địa bàn làm tốt chương trình này. Không chỉ giúp ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm từ cộng đồng dân cư mà còn giúp người dân, nhất là những hộ gia đình nghèo có thói quen dành dụm, tiết kiệm chi tiêu để tạo lập nguồn vốn tự có. Toàn huyện có 198 tổ TK&VV tham gia chương trình tín dụng này với tổng số vốn huy động đến hết tháng 6/2011 là 729 triệu đồng. Có khoảng 5.600 hộ có dư nợ tại ngân hàng tham gia. Với nhiều hộ nghèo, chương trình giúp cho người dân có được khoản tiền tiết kiệm nhất định để sử dụng trong những trường hợp gia đình gặp khó khăn đột xuất. ông Hoàng Gia Mô, Tổ trưởng tổ TK &VV xóm Bằng, xã Tây Phong cho biết: Tổ có 47 thành viên với dư nợ 1.299 triệu đồng, thực hiện 4 chương trình tín dụng, không có nợ quá hạn. Ban đầu, người dân cũng băn khoăn khi tham gia góp vốn vì sợ nguồn vốn sẽ bị xâm tiêu, quản lý vốn ra sao nhưng được sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng, mỗi tổ viên góp vốn đều có tờ phiếu ghi và nhập vào sổ tín dụng tiết kiệm để ngân hàng quản lý. Vì vậy, đến thời điểm này, tổ vay vốn duy trì đều đặn và bà con tích cực tham gia. Đến nay, cả 47 thành viên tham gia gửi tiết kiệm với số tiền 13 triệu đồng.
Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NH CSXH tỉnh cho biết: Việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Để triển khai, NH CSXH tỉnh đã quán triệt mục đích huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính, đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Ngân hàng đã tổ chức tập huấn cho cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội làm uỷ thác, Ban giảm nghèo cấp xã, cán bộ ngân hàng và 100% tổ TK&VV trên địa bàn. Bên cạnh đó, NHCSXH chi nhánh tỉnh còn làm mẫu, làm thử để mọi người có thể tự thao tác theo phương châm cầm tay, chỉ việc cho các tổ trưởng tổ TK&VV. Những vướng mắc, phát sinh trong ghi chép sổ, phiếu thu..., ngân hàng cùng các tổ chức chính trị - xã hội giải đáp ngay cho các Tổ trưởng và các hội viên gửi tiền tiết kiệm. NHCSXH tỉnh phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã để đánh giá, phân loại tổ, lựa chọn những tổ TK&VV đủ điều kiện, đủ tiêu chí để uỷ nhiệm thu tiết kiệm. Với những tổ đủ điều kiện uỷ nhiệm thu tiết kiệm, ngân hàng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo tổ chức họp tổ, phổ biến nội dung, bàn bạc thống nhất về việc gửi tiết kiệm và mức tiền gửi để ghi vào quy ước hoạt động của tổ. Mức tiền gửi tiết kiệm, thời gian gửi ở các tổ TK&VV khác nhau, tuỳ theo quy ước ở các tổ với nhau nhưng tất cả đều phải được công khai với người dân.
Với những nỗ lực tích cực triển khai, thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến các huyện, xã, thôn, chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo đã có những kết quả đáng khích lệ. Toàn tỉnh có 2.754 tổ TK&VV được uỷ nhiệm huy động tiền gửi tiết kiệm, trong đó có 2.362 tổ đã huy động tiết kiệm cộng đồng người nghèo với tổng số tiền gửi đến 30/6/2011 đạt 7 tỷ 989 triệu đồng. Với số tiền gửi mỗi tháng của các thành viên được các tổ đưa vào quy ước thực hiện tuy chưa cao nhưng đã từng bước tạo thói quen tiết kiệm gắn với trách nhiệm, hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thực hiện ngày càng hiệu quả mục tiêu mở rộng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Đinh Thắng
Các chuyên gia đã chốt tổng mức chi phí xây dựng tuyến đường sắt Campuchia-Việt Nam là 686 triệu USD sau khi công bố kết luận về bản nghiên cứu khả thi dự án đường sắt kết nối tỉnh Kampong Speu tới biên giới Việt Nam.
Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) vừa hoàn tất quy hoạch định hướng đầu tư dệt may đến năm 2020, trong đó vốn đầu tư lên đến 42.950 tỉ đồng, mức “khủng”nhất từ trước đến nay. Nguồn vốn này sẽ được huy động từ đâu? Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó tổng giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường cho biết:
(HBĐT) - Tích cực thực hiện chương trình xóa đói- giảm nghèo (XĐGN), huyện Lạc Thủy đã có những giải pháp phù hợp để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Hướng tới mục tiêu XĐGN bền vững, một trong những giải pháp đang được huyện chú trọng triển khai là hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Là một xã vùng cao nhưng hiện nay, Ngọc Lâu được biết đến như một “vựa ngô” của huyện Lạc Sơn. Với hơn 300 ha/ vụ, cây ngô đang trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống, xóa đói- giảm nghèo.
Giá vàng đã lên sát 40 triệu đồng/lượng. Chỉ trong một tuần cao điểm giá vàng tăng liên tục, ước tính có tới 3-4 tấn vàng xuất khẩu dưới dạng trang sức thô (như gạt tàn thuốc, dây chuyền cọng to...) nhằm lách thuế.
Ngày 20/7, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn (SSIC) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đã tổ chức bàn giao tàu New Lucky VII và khánh thành ụ khô lớn nhất miền Nam.