Vải được mùa, được giá và niềm vui của người dân Lục Ngạn.
(HBĐT) - Chúng tôi đến Bắc Giang đúng vào dịp mùa vải thiều ở Lục Ngạn chín rộ. Mùa vải chín, Lục Ngạn đã để lại cho chúng tôi những ấn tượng khó quên. Dù đứng ở bất cứ đâu trên đất Lục Ngạn phóng tầm mắt ra xa là gặp những chùm vải lúc lỉu chín đỏ... Mùa vải chín là thời điểm người dân Lục Ngạn hết sức tất bật. Vụ vải năm nay vừa được mùa, được giá nên ai cũng rạng ngời niềm vui.
Vải thiều là đặc sản nổi tiếng của Lục Ngạn, khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước, rất ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Ăn một quả vải thiều vị ngọt sắc, mùi thơm đặc trưng và cứ muốn ăn mãi. Những quả vải tươi ngon được khắp nơi trong và ngoài nước rất ưa chuộng đã đem lại giá trị kinh tế rất cao, giúp cho đời sống của người dân Lục Ngạn ngày càng thêm sung túc.
Những ngày này, dọc theo quốc lộ 31, hầu hết những ngôi nhà ven đường được huy động làm điểm thu mua vải thiều. Những đoàn xe công-ten-nơ và xe tải các loại từ miền
Cây vải thiều bắt đầu được trồng ở Lục Ngạn từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng đến đầu những năm 1990, việc trồng vải mới thực sự phát triển mạnh. Năm 2004, diện tích trồng vải thiều của huyện có gần 13 ngàn ha, năm 2006 đã lên tới 19.125 ha /39 nghìn ha. Sản lượng vải thiều hàng năm của Lục Ngạn đạt trên 120.000 tấn. Vải thiều đã thực sự là cây thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập GDP toàn huyện, có quy mô phát triển thành loại cây hàng hóa thực sự. Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chiếm tới 30 - 40% tổng sản lượng vải tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước và trên 50% sản lượng vải khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Không chỉ thế, vài năm gần đây, các nhà kinh doanh còn dùng vải chế biến thành rất nhiều sản phẩm khác như: vải tươi đóng hộp, nước vải…để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng..
Sau nhiều năm tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn đã có kinh nghiệm triển khai hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, một điều đáng học hỏi để áp dụng vào những sản phẩm “đặc sản” ở tỉnh ta như mía tím, Cam Cao phong…là năm 2004, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt đề án: "Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2010". Trong đó, chú trọng đến sản phẩm vải thiều. Sở KH-CN đã hỗ trợ Hội Làm vườn huyện Lục Ngạn xây dựng nhãn hiệu tập thể: "Vải thiều Lục Ngạn" và đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Bằng sự nỗ lực của cơ quan chủ trì và sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan liên quan, ngày 25/6/2008, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00015 cho vải thiều Lục Ngạn. Khu vực địa lý bao gồm 20 xã, thị trấn thuộc huyện Lục Ngạn (thị trấn Chũ, các xã Đồng Cốc, Biên Sơn, Biển Động, Giáp Sơn, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phượng Sơn, Quý Sơn, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Thanh Hải, Trù Lựu ). Việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn có ý nghĩa rất lớn, khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chỉ rõ tính chất và chất lượng đặc thù của quả vải thiểu trồng ở Lục Ngạn khác với các loại vải thiều trồng ở các địa phương khác. Mặt khác, đây cũng là cơ hội đẩy mạnh sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái miệt vườn. Chỉ dẫn địa lý là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị tích lũy và phát triển thương hiệu cho vải thiều Lục Ngạn.
Đức Phượng
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, ngày 22.7 sẽ tiến hành kiểm toán quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, sẽ thực hiện kiểm toán toàn bộ các khoản liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Các chuyên gia đã chốt tổng mức chi phí xây dựng tuyến đường sắt Campuchia-Việt Nam là 686 triệu USD sau khi công bố kết luận về bản nghiên cứu khả thi dự án đường sắt kết nối tỉnh Kampong Speu tới biên giới Việt Nam.
Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) vừa hoàn tất quy hoạch định hướng đầu tư dệt may đến năm 2020, trong đó vốn đầu tư lên đến 42.950 tỉ đồng, mức “khủng”nhất từ trước đến nay. Nguồn vốn này sẽ được huy động từ đâu? Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó tổng giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường cho biết:
(HBĐT) - Tích cực thực hiện chương trình xóa đói- giảm nghèo (XĐGN), huyện Lạc Thủy đã có những giải pháp phù hợp để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Hướng tới mục tiêu XĐGN bền vững, một trong những giải pháp đang được huyện chú trọng triển khai là hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Là một xã vùng cao nhưng hiện nay, Ngọc Lâu được biết đến như một “vựa ngô” của huyện Lạc Sơn. Với hơn 300 ha/ vụ, cây ngô đang trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống, xóa đói- giảm nghèo.
Giá vàng đã lên sát 40 triệu đồng/lượng. Chỉ trong một tuần cao điểm giá vàng tăng liên tục, ước tính có tới 3-4 tấn vàng xuất khẩu dưới dạng trang sức thô (như gạt tàn thuốc, dây chuyền cọng to...) nhằm lách thuế.