Tính đến hết tháng 9-2011, cả nước đã có 5.803 doanh nghiệp giải thể, 11.421 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 31.477 doanh nghiệp đã dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký phá sản, tăng 21,8% so với cả năm 2010

Trong ngành dệt may - lĩnh vực dẫn đầu về doanh số xuất khẩu - đang chứng kiến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đơn hàng. Ở nhiều lĩnh vực khác, DN vừa và nhỏ cũng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó vướng mắc lớn nhất là khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm.

Thời điểm khó khăn nhất

Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), thông tin vào thời điểm này hằng năm, DN dệt may thường yên tâm về đơn hàng nhưng tình hình năm 2011 khác hẳn. Tại thị trường Mỹ, trung bình một người dân mỗi năm sắm 15-17 áo sơ mi thì năm nay chỉ mua chừng 12 cái. Lượng xuất tháng 9 đã giảm so với tháng 8, việc thương lượng về đơn hàng cũng diễn ra với tốc độ chậm hơn và khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến quý I/2012. Nguy cơ phá sản do thiếu đơn hàng đang hiện hữu đối với các DN nhỏ.


Ngành gỗ là một trong những ngành đang gặp khó trong xuất khẩu. Ảnh: Hồng Thúy

Theo thông tin từ Vinatex, 9 tháng đầu năm, Vinatex đã mua lại 2 DN tại Hải Dương và Quảng Ngãi. Cả 2 DN này đều có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từng có thời kỳ ăn nên làm ra. Trong đó, DN tại Hải Dương có quy mô 2.000 công nhân, được bán với giá 1 triệu USD để nhà đầu tư rút về nước. Còn Công ty May Đại Cát Tường (Quảng Ngãi) thì không còn khả năng trả nợ ngân hàng, bị phong tỏa tài sản nên được Vinatex mua lại qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với giá gần 40 tỉ đồng.

Ông Lê Tiến Trường cho biết: Trong ngành dệt may còn hàng loạt DN khác phá sản nhưng không bán được do không còn khả năng vận hành. Nhiều DN mạnh trong lĩnh vực hàng hải như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco)… thì đang rao bán tàu. Sản lượng hàng hóa vận chuyển ngày càng giảm sút trong khi chi phí phát sinh tăng cao là nguyên nhân chính khiến nhiều hãng tàu rơi vào tình trạng thua lỗ...

Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, cho biết các DN đều phản ánh chưa bao giờ kinh doanh khó khăn như năm nay.

48.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động

Theo số liệu cập nhật từ đầu năm đến hết tháng 9-2011 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cả nước đã có 48.700 DN giải thể, ngừng hoạt động (trong đó có 5.803 DN giải thể, 11.421 DN ngừng hoạt động và 31.477 DN đã dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký phá sản), so với cả năm 2010 đã tăng 21,8%. Trong khi đó, số DN đăng ký mới cũng giảm 7,8% về số lượng và giảm 4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nguyên nhân phá sản, ngừng hoạt động của các DN là do thời gian qua lãi suất ngân hàng quá cao khiến DN gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn duy trì sản xuất...

Một khó khăn khác được các chuyên gia lưu ý là hàng tồn kho của DN tăng nhanh do sức tiêu thụ giảm. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, thông tin theo thống kê của cơ quan này, sức tiêu thụ hàng hóa đã giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Hàng tồn kho của các DN cũng là con số lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, phổ biến ở mức 20% - 60%, chủ yếu là ngành nhựa, gỗ, thép, xi măng... Doanh số bán lẻ 9 tháng đầu năm loại bỏ yếu tố giá chỉ còn tăng 3,9% so với mức bình quân 11% của những năm gần đây.

Bên cạnh đó, việc triển khai các chính sách thiếu đồng bộ của các cơ quan quản lý cũng là một đòn giáng vào DN khi đang kiệt sức. Rõ nhất là việc tăng giá thuê đất khi thực hiện theo Nghị định 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ (trước đó thực hiện theo Nghị định 142/2005/NĐ-CP), giá thuê đất có nơi tăng vài chục lần, cao hơn cả lợi nhuận kinh doanh do các chi cục thuế địa phương chưa thống nhất cách tính giá đối với các loại hình đất. Các DN thuê đất làm nhà xưởng cũng bị áp giá như DN dịch vụ thương mại, kinh doanh bất động sản.

 

                                                                             Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, lựa chọn trồng cây khoai lang để đảm bảo hiệu quả kinh tế vụ đông 2011.
Không có hình ảnh

Doanh nghiệp giảm mạnh lợi nhuận

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2011 nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn đang tiếp tục thông báo hoặc xin ý kiến cổ đông giảm chỉ tiêu kinh doanh. Điều này không quá ngạc nhiên nhưng cũng gây bất ngờ cho cổ đông.

Sửa luật để giảm giá xăng dầu

Giá xăng, dầu thô tại Singapore đã giảm mạnh. Thế nhưng, doanh nghiệp đầu mối vẫn chưa thể giảm giá bán lẻ trong nước vì... theo nghị định 84 họ vẫn lỗ. Các chuyên gia cho rằng giá xăng dầu chỉ có thể giảm nếu sửa nghị định 84.

Ổn định cán cân ngoại tệ

Tỉ giá USD giảm mạnh ngay khi biện pháp bình ổn thị trường vàng được triển khai. Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, dự trữ ngoại hối được củng cố

"Nới" đối tượng vay vốn trong "trần tín dụng" 20%

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa chủ trì cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc 12 ngân hàng thương mại lớn (G12) vào ngày 4/10, tại Hà Nội, nhằm đánh giá tình hình thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới.

Ngân hàng CSXH Lạc Thủy: Giúp người nghèo thoát nghèo

(HBĐT) - Nhằm thực hiện chủ trương xoá đói - giảm nghèo, NHCSXH huyện Lạc Thủy đã tạo điều kiện cho bà con nông dân, đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế.

3/10 doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Mông Hóa đã đi vào hoạt động

(HBĐT) - Cụm công nghiệp Mông Hóa (Kỳ Sơn) được quy hoạch 51,86 ha theo quyết định 187 ngày 30/1/2008 của UBND tỉnh. Đến cuối tháng 9 đã thu hút được 10 DN với diện tích đất sử dụng 25,9 ha, đạt trên 50% diện tích gồm các ngành nghề: chế biến nông sản thực phẩm, ép ván sàn, đúc phôi thép, SX gạch, ngói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục