Nhân dân ở xã Ba Khan (Mai Châu) trồng khoai lang cho thu nhập cao.

Nhân dân ở xã Ba Khan (Mai Châu) trồng khoai lang cho thu nhập cao.

(HBĐT) - Theo kế hoạch vụ chiêm- xuân năm nay, huyện Mai Châu cấy 925 ha lúa, năng suất dự kiến 53 tạ/ha với sản lượng 4.903 tấn, ngô xuân- hè 3.400 ha năng suất dự kiến 34 tạ/ha, sắn 1.500 ha, 550 ha dong riềng, 60 ha khoai sọ, rau các loại 300 ha.

 

Theo nhận định, vụ sản xuất chiêm- xuân năm nay, huyện Mai Châu rét đến sớm hơn các huyện khác và nguồn nước cấy, chăm sóc cho lúa thiếu. Hiện tại, toàn huyện có 50% diện tích cấy lúa kênh mương được kiên cố hoá. Cùng với đó là giá cả thị trường biến động bất lợi cho sản xuất, đặc biệt là giống, vật tư…. Ông Khà Văn Diện- Phó phòng NN&PTNT huyện Mai Châu cho biết: Để chủ động sản xuất vụ chiêm- xuân vừa qua, phòng nông nghiệp đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tranh thủ thu hoạch cây rau màu vụ đông để triển khai sản xuất vụ chiêm- xuân. Thời gian gieo mạ vụ xuân sớm từ 20/11 đến 5/12 với khoảng 15% diện tích, cấy từ 25/1 đến 10/2/2012, sử dụng các giống lúa: C70, Xi 23, DT10, Q5… 85% diện tích vụ chính gieo mạ từ 10/1 đến 5/2/2012 và cấy xong tháng 2/2012. Sử dụng các giống lúa TBR1, BC15, MĐ 25, Nghi Hương, Khang Dân, Q5, Nếp I352, Bắc ưu 903, nhị ưu 838, Bắc Ưu 64, TH3-3… Ở các vùng núi cao rét đến sớm như Pù Pin, Noong Luông, Tân Sơn cần sử dụng các giống lúa chịu rét như Đài Bắc 8, Sen Hoa và một số giống khác… Các xã, thị trấn cần khảo sát, đánh giá lại chất lượng các loại giống hiện có, sự thích nghi với điều kiện tự nhiên, tính chống chịu sâu bệnh… Những nơi có điều kiện thuận lợi nên sử dụng giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao. Bỏ hẳn giống cũ thoái hoá, năng suất thấp, thay thế các giống phù hợp có năng suất cao hơn. Không gieo mạ khi có nhiệt độ dưới 130C. Áp dụng các biện pháp chống rét cho mạ như che phủ nilon, dùng phên, bao tải chắn gió lùa, tận dụng các nguyên liệu chất thô xanh sẵn có tại địa phương để sản xuất, chế biến phân chuồng, phân rác, phân xanh. Sử dụng hợp lý các chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh theo thời gian sinh trưởng của cây trồng.

 

Cũng theo ông Diện, các xã cần rà soát diện tích đất lúa. Ở những chân ruộng cao thiếu nước tưới cần chủ động chuyển sang trồng cây màu có hiệu quả cao hơn. Đồng thời, triển khai công tác dự tính, dự báo về bảo vệ thực vật, có giải pháp phòng trừ kịp thời, tổ chức các lớp tập huấn, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng- vật nuôi tăng hiệu quả sử dụng đất. Để phục vụ sản xuất vụ chiêm- xuân, huyện Mai Châu  tổ chức tháng chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi để tu sửa, nạo vét kênh mương chủ động nguồn nước tưới và sử dụng có hiệu quả nguồn nước tưới tiêu nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong vụ chiêm- xuân tới.

 

 

                                                                         Việt Lâm   

      

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục