Anh Tòng Văn Thanh (người bên trái) giới thiệu với cán bộ NHCSXH Kim Bôi về dàn máy nghiền đá được đầu tư bởi vốn vay ưu đãi.
(HBĐT) - Họ là các chủ cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, khi có thêm nguồn vốn ưu đãi, chủ các cơ sở đã mạnh dạn đầu tư hơn và thu được nhiều thành công. Câu chuyện cho vay vốn và sử dụng vốn vay thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn của NHCSXH là một ví dụ như vậy.
Được sự giới thiệu của cán bộ NHCSXH huyện Kim Bôi, chúng tôi tới xã Đông Bắc để tìm hiểu về cách sử dụng nguồn vốn vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn. Điểm dừng chân của chúng tôi là Công ty TNHH Thanh Hồng chuyên SX đá xây dựng các loại. Anh Tòng Văn Thanh, Giám đốc Công ty đưa chúng tôi đi tham quan dây chuyền SX đá. Anh Thanh là người gốc Sơn La, trước đây buôn bán tạp hóa ở ngã ba Ve, từ năm 2002, anh nhận thầu mỏ đá với diện tích 5 ha, trữ lượng trên 1 triệu m3, những năm đầu hoạt động chỉ khai thác đá nguyên khai khoảng 40.000 m3 /năm, thời gian cấp phép ngắn từ 2-3 năm nên thời gian đầu chỉ hoạt động cầm chừng, không có lãi. Từ năm 2010, được cấp phép khai thác với thời gian 30 năm, khai thác thành phẩm các loại đá phục vụ các công trình xây dựng theo nhu cầu tiêu thụ, đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài địa bàn với khối lượng bình quân 48.000 m3. Năm 2010, anh được vay 350 triệu đồng từ chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn của NHCSXH, thời hạn vay là 5 năm với lãi suất ưu đãi 0,5%, từ vốn vay cùng với vốn tự có anh đầu tư dàn máy nghiền đá, 2 máy xúc và 1 ô tô chuyên chở đá đến tận chân công trình. Riêng 3 tháng đầu năm nay, Công ty đã khai thác và bán được 10.000 m3 với giá bán bình quân 100.000 đồng /m3 đem lại doanh thu 1 tỉ đồng. Hiện, cơ sở khai thác đá của anh Thanh tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập bình quân 2, 7 triệu đồng/ người/tháng.
Từ năm 2010, NHCSXH Kim Bôi triển khai cho vay chương trình thương nhân vùng khó khăn, dư nợ đạt 1 tỉ đồng với 3 món vay, trong đó, một món vay 500 triệu đồng đầu tư khai thác khoáng sản ở xóm Lục Đồi, xã Kim Bình, một món vay 150 triệu đồng đầu tư SX máy kích điện ở xã Kim Bình và món vay 350 triệu đồng khai thác đá ở xã Đông Bắc. Theo đánh giá của lãnh đạo NHCSXH huyện Kim Bôi, nguồn vốn phát triển thương mại cho các xã vùng khó khăn đã góp phần tạo ra bộ mặt nông thôn nơi đây ngày càng khởi sắc.
Theo báo cáo của NH CSXH tỉnh, đến hết tháng 3/2012, dư nợ chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn đạt 8 tỉ đồng với 242 khách hàng vay vốn. Có thể nói, vốn tín dụng của ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy và phát triển KT -XH ở mỗi địa phương, càng quan trọng hơn với những huyện, những vùng khó khăn, những hộ kinh doanh thiếu vốn phát triển SX. Thực tế cho thấy, những năm qua, tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách ở tỉnh ta đã làm tốt vai trò là động lực, cầu nối giúp hộ nghèo chuyển từ SX nhỏ, tự cung, tự cấp sang SXHH, từng bước XĐ -GN.
ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể để tăng quy mô, chất lượng cho vay ủy thác qua các tổ chức này; rà soát các trường hợp trong diện được vay vốn, không cho vay sai đối tượng. ưu tiên tập trung vốn cho các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi giao dịch lưu động tại xã tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân được tiếp cận vốn vay nhanh chóng.
Nguồn vốn vay theo chương trình hỗ trợ thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn ở tỉnh ta đã huy động được sức manh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện được cơ chế dân chủ, công khai từ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh nhỏ tiếp cận dễ dàng với tín dụng ngân hàng, vốn đến đúng địa chỉ người thụ hưởng, từng bước hỗ trợ người dân giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 4/4, tại Hòa Bình, tổ công tác Tổng Cục đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT do bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải Pháp chế - Tổng cục ĐBVN làm tổ trưởng đã có buổi làm việc với các sở GT-VT của các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình về triển khai phương án phân luồng, tuyên truyền hoạt động vận tải trên tuyến đường Hồ Chí Minh (HCM).
Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
(HBĐT) - Ngày 4/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ Ký tắt Hiệp định vay Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Cô-Oét về phát triển kinh tế Ả rập. Về phía Chính phủ Việt Nam có đại diện Bộ Tài chính và một số bộ, ngành hữu quan. Về phía Quỹ Cô-Oét có tiến sỹ, chuyên gia nông nghiệp Abdul Ridha Bahman. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở KH&ĐT đã chứng kiến lễ ký.
(HBĐT) - Xã Phúc Sạn, Mai Châu có tổng đàn gia súc khoảng 700 con, riêng xóm Nọt có 120 con. Ngày 8/3, Trạm Thú y Mai Châu đồng loạt triển khai tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn toàn huyện.
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Lạc Thủy được hỗ trợ gần 9 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 hỗ trợ phát triển sản xuất cho 9 xã và 4 thôn ĐBKK với kinh phí 2, 9 tỉ đồng.
(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa thung lũng của đại ngàn, từ trụ sở UBND xã Thượng Tiến đi 6 km sẽ đến xóm Khú, một xóm vùng sâu, xa của huyện Kim Bôi. Mặc dù chưa có điện, đường sá đi lại khó khăn, dốc cao, mùa nắng bụi mù, mùa mưa lầy lội nhưng những hộ dân nơi đây vẫn ngày ngày bám đất, bám làng kiếm kế sinh nhai.