Công nhân Công ty TNHH MDF Vinafor - Tân An Hoà Bình đẩy nhanh hoàn thiện dây truyền sản xuất sớm đưa nhà máy vào hoạt động.

Công nhân Công ty TNHH MDF Vinafor - Tân An Hoà Bình đẩy nhanh hoàn thiện dây truyền sản xuất sớm đưa nhà máy vào hoạt động.

(HBĐT) - Tình trạng chung hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp xây lắp vẫn cứ ngóng chờ và hi vọng Nhà nước sẽ nới lỏng, có những chính sách mới nhằm rót vốn đầu tư trở lại. Tuy nhiên, trong màu u ám chung vẫn có những mảng sáng với nhiều doanh nghiệp vẫn thúc đẩy đầu tư, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Nghị quyết 11 của Chính phủ được các cấp ngành thực hiện quyết liệt, kéo theo đó chính sách tiền tệ vẫn còn bị thắt chặt và cắt giảm đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát. Chính vì nguyên nhân này, trong thời gian qua, hàng trăm doanh nghiệp tỉnh ta phần nhiều vào lĩnh vực xây lắp rơi vào “khủng hoảng” thực sự.

 

Thống kê của ngành chức năng, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp xây lắp chiếm khoảng 60 – 70%. Xét về cơ cấu lĩnh vực kinh doanh đối với các doanh nghiệp, con số đó thực sự là vấn đề đáng quan tâm. Không những vậy, các doanh nghiệp xây lắp trong tỉnh thường là xây lắp đơn thuần nên dễ bị động với thay đổi về chính sách. Trong khi đó, doanh nghiệp thực sự sản xuất theo đúng nghĩa chưa nhiều.

 

Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Trẻ, Giám đốc Công ty CP 26/ 3, trong những năm qua, ngay cả vào những thời kỳ kinh tế sôi động, các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn đều phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như doanh nghiệp tỉnh ngoài. Trong khí đó, rất ít, có khi chưa đếm hết trên đầu ngón tay con số doanh nghiệp xây lắp tỉnh ta ra ngoài tỉnh cạnh tranh đấu thầu thi công với các doanh nghiệp tỉnh bạn. Vậy nên, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, việc doanh nghiệp yếu có nguy cơ phá sản dường như là chuyện tất yếu.

 

Cũng chính vì vậy, trong nhiều năm qua, tỉnh ta đều kêu gọi các doanh nghiệp tích cực tham gia đầu tư, tận dụng nguyên liệu sẵn có sản xuất hàng hóa giá trị cao. Thậm chí, tỉnh ta cũng có nhiều ưu đãi đáng kể đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong khi nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh ta thì ngược lại, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh, kể cả các doanh nghiệp non trẻ, yếu cả về năng lực lẫn tài chính cho đến doanh nghiệp tầm cỡ vẫn còn  khá “say sưa” với đầu tư xây lắp.  

 

Trong khi đại đa số các doanh nghiệp trong tỉnh mải miết cạnh tranh tìm kiếm đến “đỏ mắt” việc làm, tránh nguy cơ phá sản. Tại một số doanh nghiệp, công việc đầu tư và định hướng sản xuất kinh doanh vẫn trong lộ trình triển khai thực hiện. Tại Yên Thủy, từ đầu năm đến nay, tập thể, lãnh đạo và hàng trăm công nhân Công ty TNHH MDF Vinafor - Tân An Hoà Bình chạy đua với thời gian thi công, lắp dặt dây truyền để sớm đưa nhà máy vào hoạt động. Tổng mức đầu tư xây dựng dự án trên 200 tỷ đồng. Công suất thiết kế khoảng 54.000m3 ván MDF/năm.

 

Ngoài ra, trong tháng 6/ 2012, tại huyện Kỳ Sơn, Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam đã tổ chức khởi công nhà máy sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng, trên diện tích 7,6 ha. Trong giai đoạn 1 có công suất 220.000 tấn/năm và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2013. Theo lãnh đạo nhà máy, sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết hàng trăm việc làm, đồng thời, khai thác tiềm năng nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người nông dân của trong tỉnh cũng như nhiều tỉnh, thành lân cận. 

 

Đối với doanh nghiệp nước ngoài, Công ty Sankoh Việt Nam cũng là một ví dụ. Ngoài nhà máy tại Khu công nghiệp bờ trái sông Đà với trên 700 công nhân hoạt động thường xuyên. Từ đầu năm tới nay, Công ty còn tập trung hoàn thiện và đưa vào hoạt động nhà máy gia công, chế tạo các linh kiện điện tử phục vụ xuất khẩu tại huyện Lạc Sơn. Hiện tại, Công ty đang làm công tác đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương cho hàng trăm lao động. Dự kiến đến đầu năm 2013, Công ty sẽ chính thức đi vào hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động địa phương.

 

Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp lao đao là khó tránh khỏi. Tuy vậy, với những doanh nghiệp đã và đang dốc hết tâm huyết, dồn lực cho đầu tư và mở rộng sản xuất - kinh doanh đã tạo ra niềm tin và hy vọng cho bức trang kinh tế tỉnh nhà trong thời gian tới đây.

 

                                                                  

                                                        Hồng Trung

 

Các tin khác

Lãnh đạo Ban Dân tộc và bà con xóm Đăm ngày vui khánh thành đường.
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tổ chức đấu giá thành công khu dân cư Trung tâm thương mại - Dịch vụ bờ trái sông Đà (thành phố Hoà Bình) cuối năm 2011.
Quang cảnh hội nghị.
Quốc lộ 21 đoạn qua thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) ngập tràn nước  sau cơn mưa cuối tháng 6/2012.

Kỳ Sơn: 209 lượt hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, huyện Kỳ Sơn đã có 209 lượt hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn thông qua các hoạt động và mô hình KN-KL, khuyến ngư với kinh phí thực hiện 915 triệu đồng.

Ngày thứ hai thực hiện chính sách hạ lãi vay xuống dưới 15%: Rụt rè giảm lãi vay

Bước sang ngày thứ hai “áp đặt” lệnh giảm trần lãi suất đối với các khoản vay cũ về 15%/năm có hiệu lực, mới có vỏn vẹn 4 ngân hàng lớn gốc gác quốc doanh và 1 ngân hàng cổ phần công bố rộng rãi thông tin giảm lãi suất. Sự rụt rè của số đông các nhà băng ẩn chứa nhiều góc khuất về tính khả thi của chính sách này.

Tập đoàn Nhà nước đồng loạt cắt giảm lương

Thực hiện cam kết với Bộ Tài chính về cắt giảm chi phí trong năm 2012, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đồng loạt cắt giảm lương của người lao động từ 5%-30%, khiến người lao động thêm khó khăn.

Cần xây dựng một lực lượng nông dân đáp ứng yêu cầu của sự phát triển mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được đẩy mạnh trên khắp cả nước. Bộ mặt nông thôn nước ta đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn nhiều điều phải suy ngẫm.

Ký kết hợp đồng tài trợ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện chương trình an sinh xã hội năm 2012, ngày 16/7, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh và Ngân hàng NN-PTNT tỉnh đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng tài trợ thực hiện chương trình xây dựng NTM và hoạt động an sinh xã hội năm 2012. Dự lễ ký kết có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các đơn vị được tài trợ và các cơ quan liên quan.

Tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người nghèo vùng nông thôn

(HBĐT) - Trong 3 năm (2010 - 2012), cùng với 3 tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, tỉnh ta được Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ triển khai chương trình “Sản xuất và thương mại xanh để tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người nghèo ở nông thôn”. Từ đó đến nay đã có hơn 1.700 hộ tại 5 xã nghèo trên địa bàn gồm Liên Sơn, Hợp Hòa (Lương Sơn), Nà Phòn, Pà Cò (Mai Châu), Mãn Đức (Tân Lạc) được tạo cơ hội việc làm, tăng nguồn thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục