(HBĐT) - Sinh năm 1956, ông Hà Công Tím, CCB xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) là một trong những tấm gương điển hình về người thương binh làm kinh tế hiệu quả. Bằng sự kiên trì, phấn đấu, ông đã thực hiện được mơ ước là xây dựng và phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch cộng đồng cho thu nhập bình quân hàng năm lên tới trên 200 triệu đồng.

 

Năm 1974, ông lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ bảo vệ quê hương, đất nước. Đến năm 1978, ông được phục viên trở về quê hương, mặc dù trên cơ thể vẫn còn những vết thương do chiến tranh để lại nhưng ông đã nỗ lực vượt qua gian khó, vươn lên trở thành tấm gương sáng về phát triển kinh tế.

 

Trong những năm tháng mới trở về quê hương, ông và gia đình phải đối diện với không ít khó khăn, thử thách. Là thương binh 3/4, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên cuộc sống gia đình gặp nhiều thiếu thốn. Đã có những lúc gia đình ông phải sống nhờ vào gần 3.000 m2 ruộng, bản thân ông phải bươn trải lao động với nhiều nghề. Trải qua nhiều thử thách, ông đã quyết định làm thêm nghề trồng dâu nuôi tằm, thả cá. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi nên việc phát triển kinh tế của gia đình ông cũng dần đi lên. Song vốn là người mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, với những trăn trở quyết tâm vươn lên đói nghèo, ông quyết định phải thay đổi hướng làm ăn sao cho thật hiệu quả, bền vững. Là người gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp, ông hiểu những giá trị tiềm năng từ đồng đất mang lại. Suy nghĩ đó đã thôi thúc ông mạnh dạn đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế theo hướng kinh tế VAC gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm có thêm thu nhập và giữ gìn được bản sắc dân tộc. Sau nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, giờ đây, ông đã có ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, hàng năm gia đình ông đón gần 150 lượt khách trong và ngoài nước. Từ đó đã giúp gia đình ông mang lại nguồn thu trên 200 triệu đồng/năm. Vừa mạnh dạn trong làm kinh tế, vừa có những sáng tạo trong kinh doanh, ông đã dần ổn định cuộc sống. Giữ gìn bản sắc dân tộc là một trong những điều giúp ông thành công trong phát triển kinh tế bởi ông cho rằng, phát triển kinh tế phải hướng tới tính bền vững, lâu dài nhưng phải an toàn, hiệu quả.

 

Không những làm kinh tế giỏi, ông còn là một trưởng xóm luôn quan tâm đến đời sống của hội viên, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế xóa đói - giảm nghèo. ông thường xuyên có những sáng kiến cùng trao đổi, chia sẻ với các hội viên, từ đó giúp họ có thêm điều kiện phát triển kinh tế, nhất là kinh nghiệm trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Tuyên truyền tới mọi người dân các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, chấp hành mọi quy ước của thôn, bản, luôn vận động các hội viên xây dựng, duy trì quỹ hội tổ chức thăm hỏi động viên, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Từ đó tăng cường mối đoàn kết nội bộ, xây dựng bản, làng đạt TS-VM.

 

 

                                                                      Thu Hường

                                                           (Đài TT-TH Mai Châu)

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục