Tận dụng cây luồng, người dân xã Tân Mai (Mai Châu) phát triển nghề chẻ tăm mành để tăng thêm thu nhập.
(HBĐT) - Anh Bùi Văn Điệp ở xóm Bãi Sang, xã Tân Mai (Mai Châu) nhận chăm sóc khoảng 2 ha rừng luồng phòng hộ và đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày ít. Thu nhập từ nông nghiệp của gia đình anh cũng như các hộ khác trong xóm mỗi năm chỉ vài bao tải ngô. Trong khi đó, đất lúa hầu như chẳng có. Tổng thu nhập cả gia đình từ cây luồng và ngô chừng vài triệu đồng/năm. Nhờ năng động, gia đình anh Điệp thu mua ngô của bà con trong xã bán cho tiểu thương nên kinh tế cũng có phần khấm khá hơn các hộ khác.
Theo anh Điệp, xã Tân Mai tuy là vùng lòng hồ nhưng muốn nuôi cá cũng chẳng có vốn, cuộc sống của bà con trong xã hầu như chỉ trông chờ vào cây rừng và một ít đất sản xuất nên thu nhập chẳng thấm vào đâu.
Ông Bùi Xuân Tin, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tân Mai cho biết: Xã Tân Mai có tổng diện tích trên 3.180 ha, ngoài đất SXNN vào khoảng trên 94 ha/năm, đất lâm nghiệp bao gồm cả rừng lau lách và rừng phòng hộ chiếm trên 90% diện tích. Toàn xã có khoảng 500 hộ với trên 2.000 nhân khẩu. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 mới đạt 4,2 triệu/ người/năm. Số hộ nghèo trong xã hiện còn gần 49%. Cũng theo ông Bùi Xuân Tin, đời sống nhân trong xã nhiều năm trở lại đây mặc dù được Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng điện, đường, trường, trạm và các công trình khác, nhưng do là xã vùng lòng hồ cách trở cộng với đất sản xuất không nhiều nên rất khó tìm hướng phát triển kinh tế cho nhân dân.
Để giải quyết tình trạng này, theo ông Bùi Xuân Tin, hiện, xã còn khoảng trên 300 ha đất rừng lau lách và cây tạp thuộc khu vực phòng hộ. Nếu số diện tích này được chuyển đổi sang đất sản xuất sẽ giúp cho bà con phần nào khó khăn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập. Tuy vậy, về thủ tục để chuyển đổi từ đất rừng phòng hộ lau lách sang đất sản xuất trồng cây có giá trị kinh tế cao phải qua nhiều ban, ngành, đơn vị xét duyệt. Bởi vậy nhiều năm nay, Tân Mai vẫn chưa biết phải làm thế nào để chuyển đổi.
Để tạo điều kiện cho người dân xã Tân Mai có đất sản xuất, trong tình hình hiện nay rất cần có sự quan tâm của các cấp, ngành cũng như huyện Mai Châu quan tâm, định hướng kịp thời, nhất là về mặt thủ tục trong vấn đề chuyển đổi từ đất rừng tạp và lau lách thuộc khu vực phòng hộ không xung yếu sang đất sản xuất, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện mở mang, phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
H.Trung
(HBĐT) - Xóm Bún, xã Yên Mông (TPHB) đang từng bước thoát nghèo là nhờ chi bộ, các đoàn thể trong xóm đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền, vận động người dân đưa các giống cây trồng mới vào SX theo hướng hàng hóa.
(HBĐT) - Tuy chịu ít nhiều ảnh hưởng tình hình giá cả vật tư tăng cao, dịch LMLM ở gia súc, dịch cúm ở gia cầm nhưng công tác chăn nuôi của huyện Yên Thủy cơ bản phát triển theo hướng tích cực, số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Xã Tân Mai là xã thuộc vùng 135 của huyện Mai Châu, xã có diện tích tự nhiên là 3.475,69 ha, trong đó, diện tích mặt hồ sông Đà 659 ha. Dân cư được phân bố tại 7 xóm, có 364 hộ với 1.398 khẩu được chia thành 2 vùng khác nhau là vùng dân tộc Dao và vùng dân tộc Mường sống rải rác ven sông Đà. Có địa giới giáp xã Chiềng Yên, huyện Mộc Châu, Sơn La.
(HBĐT) - Đã bước sang năm thứ hai, huyện Mai Châu triển khai chương trình hỗ trợ vốn sản xuất, thực hiện các mô hình thuộc dự án ổn định dân cư, phát triển KT – XH vùng chuyển dân sông Đà. Các xã được thụ hưởng gồm Ba Khan, Tân Dân, Phúc Sạn, Tân Mai,Vạn Mai.
(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2007, sau gần 5 năm hoạt động đến nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hòa Bình đã từng bước xây dựng được uy tín và niềm tin với khách hàng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân qua các năm đều tăng, 6 tháng đầu năm 2012 nguồn vốn huy động của chi nhánh chiếm 14% thị phần trên địa bàn, tính riêng nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 12,5%, trong đó tiển gứi dân cư chiếm 11,2% thị phần.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình đưa hàng Việt về nông thôn năm 2012. Trong 2 ngày 27, 28/9 Sở Công thương và UB MTTQ tỉnh phối hợp tổ chức, điểm đến cuối cùng của Phiên chợ Đưa hàng Việt về nông thôn được thực hiện tại huyện Đà Bắc.