Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN).

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN).

Quy hoạch phát triển điện lực và giá bán điện cùng các loại phí, an toàn của người dân khi ở gần các thủy điện là những vấn đề chính được các đại biểu Quốc hội tập trung bàn thảo chiều 23/10 khi thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

 

Bên lề Quốc hội, các đại biểu đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh những vấn đề này.

Bà Trần Thị Hoa Sinh, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn: Cần phải xóa bỏ độc quyền

Dự án Luật Điện lực là một trong dự án Luật ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân. Thời gian qua, chúng ta thực hiện Luật Điện lực đã có những bất hợp lý, nhất là giá điện đối với miền núi. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước đã có hỗ trợ, ví dụ như nơi không có điện lưới thì bà con được hỗ trợ tiền điện.

Về quy hoạch ngành điện, tôi nhất trí đề xuất sửa đổi của Quốc hội là chu kỳ quy hoạch phát triển ngành điện phải nâng từ 5 năm lên 10 năm và phải có định hướng cho 10 năm tiếp theo vì 5 năm thì chưa kịp thực hiện có khi đã phải sửa đổi.

Mong muốn nhất của cử tri cũng như của các đại biểu là điều hành giá điện phải tính tới xóa bỏ độc quyền. Trong sửa đổi, có bốn loại giá và hai loại phí chính và một số chi phí khác để cấu thành nên giá điện. Bộ Tài chính và Bộ Công thương phải tham mưu cho Chính phủ để cơ cấu tính giá thành điện hợp lý hơn. Giá bán điện phải được cấu thành trên cơ sở giá thực tế và chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện cũng phải sát với thực tế.

Đoàn Nguyễn Thùy Trang - Thành phố Hồ Chí Minh: Nên có cơ chế giá điện cho vùng sâu, vùng xa

Về giá và phí, tôi nhất trí với quan điểm không nên tiếp tục cơ chế bù giá giữa các nhóm khách hàng, giữa giá điện sản xuất và giá điện sinh hoạt vì như vậy rất bất hợp lý, bù giá như vậy có nghĩa là ai dùng càng nhiều thì càng được bù giá nhiều.

Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, hải đảo, vùng chưa có lưới điện quốc gia, thông thường ở những nơi này chỉ xây dựng được các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu hoặc diesel nên giá thành sản xuất điện sẽ khá cao. Nên áp dụng cơ chế duyệt giá bán lẻ điện trên nguyên tắc bù đắp chi phí và có lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư thì tôi e rằng giá bán điện cho người dân ở khu vực này vẫn rất cao. Theo tôi người dân ở vùng khó khăn như thế cũng phải được mua điện bằng với giá các vùng khác, bởi vì thật vô lý khi họ đã khó khăn lại phải mua điện với giá cao hơn thì không biết đến khi nào sản xuất và đời sống của họ mới được khá hơn.

Tôi kiến nghị cần có cơ chế hình thành quỹ công ích để phát triển điện lực ở các vùng khó khăn, đồng thời nhà nước hỗ trợ trực tiếp tiền điện cho những người sử dụng điện ở những vùng này, nhất là các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Về các loại phí tôi thống nhất với ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ phí điều tiết điện lực vì theo quy định của dự thảo luật hoạt động điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước chứ không phải là hoạt động cung cấp dịch vụ nên không được thu phí mà phải được ngân sách nhà nước đảm bảo.

Đối với hành vi trộm cắp điện và trộm cắp thiết bị điện còn có quy định chặt chẽ hơn để có thể xử lý hình sự đối với loại tội phạm này, nhất là sửa đổi quy định về cách xác định sản lượng điện bị ăn cắp để có thể đưa ra truy tố trước pháp luật./.



                                                                        Theo Vietnam+
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nghề nuôi cá lồng góp phần cải thiện cuộc sống  người dân vùng hồ Hiền Lương (Đà Bắc).
Công nhân Nhà máy gạch Tuynel Thanh Lương (xóm Gò Mu, xã Thanh Lương) lo lắng trước lượng gạch tồn kho chất đống trên bãi. Hiện nay, nhà máy chỉ sản xuất cầm chừng do không tiêu thụ được nguyên liệu.
Toàn tỉnh hiện có 154 dự án sản xuất công nghiệp, chiếm 40,6% tổng dự án đầu tư (Ảnh: Công ty TNHH Việt Nam FRAGRANCES Hòa Bình hoạt động tại KCN Lương Sơn, tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động).

Kim Tiến (Kim Bôi): Tiền điện thắp sáng tăng đột biến

(HBĐT) - Liên tục trong hai tháng gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Tiến (Kim Bôi) băn khoăn trước việc tiền điện thắp sáng tăng đột ngột gấp đôi, gấp ba lần so với những tháng trước.

Lạc Thủy: 400 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Lạc Thủy được phân bổ 400 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn kinh phí chương trình NTM.

Gần 6 tỉ đồng phát triển HTX và ngành nghề nông thôn

(HBĐT) - Năm 2012, nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, phát triển HTX và ngành nghề nông thôn 5,83 tỷ đồng. Các mô hình được tập trung thực hiện tại 44 xã phấn đấu về đích vào năm 2015 với 95 mô hình: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, phát triển ngành nghề nông thôn...

Xã Cao Sơn phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững

(HBĐT) - Xã Cao Sơn (Đà Bắc) là một trong những xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng TTCX ngay giai đoạn đầu triển khai trên địa bàn tỉnh. Các công trình đường, chợ, nước sinh hoạt… được đầu tư xây dựng đã góp phần mang lại diện mạo mới cho trung tâm xã, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Ông Triệu Phúc Thi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ chương trình xây dựng TTCX, xã đã tiếp nhận nhiều chương trình, dự án triển khai trên địa bàn như Chương trình 135, DAGN, đầu tư xây dựng cơ bản, khai hoang…, cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng kiên cố, khang trang, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Tổng dư nợ tín dụng đạt trên 8.270 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng NN tỉnh, tổng dư nợ 9 tháng năm 2012 của các NH, TCTD trên địa bàn đạt đạt trên 8.270 tỷ đồng, tăng 610 tỷ đồng (+8%) so với 31/12/2011, trong đó, dư nợ ngắn hạn 4.399 tỷ đồng, chiếm 54%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 3.824 tỷ đồng, chiếm 46%/tổng dư nợ.

Mai Châu phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Mai Châu cách tỉnh lỵ 70 km về phía tây bắc, có diện tích tự nhiên 570.127 ha. Toàn huyện có 22 xã, 1 thị trấn với 137 thôn, bản, dân số trên 52.000 người, trong đó, dân tộc Thái chiếm 62%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông. Mai Châu là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục