(HBĐT) - Mấy năm nay, rét đậm, rét hại kéo dài, đàn gia súc của tỉnh bị thiệt hại nặng nề. Đợt rét hại kéo dài 38 ngày năm 2008, cả tỉnh có 1,2 vạn trâu, bò, bê, nghé bị chết (chiến gần 5% tổng đàn). 2 đợt rét bất thường và bất ngờ, cường độ lớn, kéo dài 32 ngày trong vụ đông - xuân 2010-2011, cả tỉnh mất gần 1 vạn con trâu, bò. Vụ đông xuân 2011-2012, cũng có khoảng 600 con trâu bò bị chết rét.
Ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục Thú y cho biết: Những đợt rét vừa qua đã để lại bài học sâu sắc cho người nông dân trong việc phòng - chống đói, rét cho trâu, bò, trong cách thức quản lý đàn gia súc, gia cầm. Nhìn chung người chăn nuôi trong tỉnh đã có ý thức hơn trong việc phòng - chống đói, rét cho trâu, bò. Nông dân các xã Quý Hòa, Miền Đồi, Tuân Đạo (Lạc Sơn); Gia Mô, Lỗ Sơn (Tân Lạc); Trung Thành, Mường Chiềng, Đồng Nghê ( Đà Bắc)… đã chú trọng làm chuồng trại, dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông. Dù vậy ở một số xã thuộc các huyện vùng cao như Mai Châu, Đà Bắc vẫn còn tập quán chăn thả rông trâu bò, chưa chú trọng thực hiện các biện pháp phòng - chống đói, rét, dự trữ thức ăn là nguy cơ lớn khiến trâu, bò chết rét, khi nhiệt độ bất thường xuống thấp và kéo dài. Toàn tỉnh hiện có 165.800 con trâu, bò là tài sản lớn của người nông dân. Theo trung tâm dự báo khí tượng quốc gia, năm nay không rét nhiều. Dù vậy mấy năm nay thời tiết diễn biến hết sức và khó lường. Bước vào mùa đông năm nay, ngành chức năng đã sớm triển khai các biện pháp phòng - chống đói, rét cho gia súc, gia cầm. Chi cục Thú y đã gửi công văn tới các trạm thú y chỉ đạo mạng lưới thú y viên phối hợp với cấp ủy chính quyền thường xuyên nhắc nhở nông dân triển khai những biện pháp phòng - chống đói rét cho trâu, bò. Các địa phương không được phép chủ quan, theo dõi sát sao những diễn biến thời tiết, tổ chức tập huấn, nhắc nhở các hộ chăn nuôi chủ động củng cố chuồng trại chăn nuôi bảo đảm vệ sinh và phòng - chống đói, rét cho trâu, bò. Người chăn nuôi không được chủ quan, cần khẩn trương triển khai các biện pháp phòng - chống đói, rét cho gia súc; tận dụng triệt để các nguồn phế, phụ phẩm nông nghiệp như rơm khô, vỏ ngô, thân cây đậu, ngọn mía để chế biến, dự trữ. Mỗi hộ cần chuẩn bị 1 cây rơm, đảm bình quân 5-7 kg rơm khô/ con trâu, bò, có thể tích trữ làm thức ăn; chuẩn bị một lượng thức ăn tinh cần thiết, bảo đảm chất khoáng, vitamin cho gia súc phòng thời tiết khắc nghiệt giá rét. Ngoài ra cần tuân thủ tốt hướng dẫn của cơ quan chức năng trong phòng bệnh, chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò. Đối các hộ chăn nuôi trâu, bò theo hình thức thả rông đặc biệt ở các xã vùng núi cao cũng cần có ý thức chủ động di chuyển trâu, bò về nhốt nuôi để có thể kiểm soát được; không thả rông gia súc khi nhiệt độ xuống dưới 120C, nhốt trâu, bò có che chắn, đốt than, củi để sưởi ấm cho trâu, bò, bê, nghé non. Ngoài ra trong mùa đông, người chăn nuôi cần có ý thức tiêm phòng dịch LMLM để bảo vệ đàn gia súc.
Lê Chung
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1837/QĐ – UBND ngày 29/11/2012 về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ nguồn ngân sách tỉnh tạm ứng 50 tỷ đồng cho 4 doanh nghiệp tham gia Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường với lãi suất 0%.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, đối với các trục đường huyện, liên xã, huyện Lạc Sơn đã bê tông hoá được 5,5km; 12,7km được nâng cấp bằng vật liệu cứng; duy tu sửa chữa được 134,5km; phát quang tầm nhìn 190.000m2, làm mới 16 công trình thoát nước; huy động trên 10.350 ngày công lao động thực hiện công tác GTNT.
(HBĐT) - Từ ngày 4 - 6/12, tại xã Mai Hạ, Sở Công thương, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa của huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Năm 2012, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm GTVL (Sở LĐ-TB&XH) đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ các huyện, thành phố, các doanh nghiệp để phối hợp thực hiện. Kết quả đã có 324 người đăng ký thất nghiệp; 826 người nộp hồ sơ hưởng BHTN.
Bài 2:
Cần cứu, trước khi quá muộn!
(HBĐT) - Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh (SX-KD) được ví như những chiếc phao cứu sinh có tác dụng giúp doanh nghiệp (DN) bám vào lúc nguy nan, sau đó hồi sức và tự bơi vào bờ. Tuy nhiên, vấn đề là những chiếc phao đó sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi đến được với DN đúng vào lúc họ còn đủ sức để sử dụng. Chính vì vậy, khi hàng loạt DN kêu cứu cần cứu họ càng sớm càng tốt, trước khi quá muộn.
Do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tinh trình bày tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV.