Nhà thầu đang tập trung thi công các điểm khắc phục sạt lở trên QL 6.

Nhà thầu đang tập trung thi công các điểm khắc phục sạt lở trên QL 6.

(HBĐT) - Chủ đầu tư đang quyết liệt chỉ đạo nhà thầu gấp rút triển khai các DA đường giao thông trên địa bàn nhằm bảo đảm mục tiêu và tiến độ đề ra. Tại DA khắc phục sạt lở mái taluy - QL6 đoạn qua Hòa Bình, nhà thầu đang tổ chức thi công đồng loại 12 điểm được phê duyệt.

 

Giám đốc điều hành thi công DA thuộc Công ty cổ phần ĐTXD - Nguyễn Quang Thanh cho biết: Dự án có 32 điểm phải xử lý, trong đó có 12 điểm phải xử lý cấp bách, bảo đảm yêu cầu khắt khe về tiến độ, cũng như các yêu cầu vễ kỹ thuật tổ chức thi công, an toàn giao thông. Công tác thi công rất phức tạp, tất cả các điểm tuyến có độ cao, độ dốc lớn, kết cấu, địa chất không ổn định, thời tiết thường xuyên có mây mù, mặt khác, quá trình thi công đồng thời lại phải bảo đảm giao thông.

Mặc dù vậy, xác định đây là dự án trọng điểm của T.Ư và tỉnh, Công ty đã huy động tối đa nhân lực với đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân có trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm; các phương tiện máy móc hiện đại, chuyên nghiệp, tập trung cao độ cho dự án. Hiện, các giải pháp thi công được thực hiện nghiêm ngặt theo thiết kế như: thi công đào nền đường, thi công đường lên đỉnh núi, thực hiện cắt cơ giảm tải, san sửa mái taluy, định vị và tổ chức khoan neo, đổ bê tông, đặt lưới cốt thép, đào móng, thi công tường ốp mái... Đến nay đã phê duyệt và triển khai thi công 12/12 điểm. Chủ đầu tư đang chỉ đạo nhà thầu và các đơn vị liên quan vừa bảo đảm giao thông và tổ chức quyết liệt thi công phấn đấu hoàn thành với chủ đầu tư vào tháng 6/2013.

Trao đổi với ông Trần Hải Lâm, Phó Giám đốc Sở GT-VT được biết: Tỉnh ta có 5 tuyến quốc lộ (tính cả đường Hồ Chí Minh) qua địa bàn với chiều dài 380 km có vai trò đặc biệt quan trọng trong liên kết vùng và phát triển KT-XH. Các tuyến QL được đầu tư và đưa vào khai thác từ năm 1999, trải qua nhiều năm khai thác đã xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, tỉnh đã đề xuất và được Bộ GT-VT chấp thuận cho lập dự án cải tạo, nâng cấp các dự án quốc lộ là 21B, 12B và đường 12 với tổng dự mức đầu tư 922 tỷ đồng thực hiện khởi công trong năm 2010; năm 2012, trước yêu cầu cấp bách xử lý khắc phục sạt lở trên tuyến QL 6 đoạn qua Hòa Bình, Bộ GT-VT cho phép tỉnh triển khai dự án khắc phục sạt lở trên tuyến QL này. Ngoài dự án QL 6 có tính chất khắc phục cấp bách tình trạng sạt lở mái taluy, các dự án cải tạo, nâng cấp QL khác được triển khai gặp khó khăn về nguồn vốn khi triển khai vào thời gian thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP. Để gỡ khó cho các dự án, ngành chức năng, UBND tỉnh đã đề xuất với T.Ư hỗ trợ cho phép triển khai các dự án; đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và tổ chức thi công theo các kế hoạch vốn được phân bổ. Một điểm rất thuận lợi là cơ bản các dự án này nhận được sự đồng tỉnh ủng hộ của người dân bị ảnh hưởng. Ngoài dự án cải tạo, nâng cấp QL 21 B (Yên Thủy - Lạc Sơn - Tân Lạc) được nằm trong kế hoạch bố trí vốn tập trung từ năm 2015 trở đi. Các dự án đường 12 B, QL 21 cũng được Bộ GT-VT cho phép triển khai từng phần, dự tính hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2015.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường 12 B đoạn km 18- km 47+ 300 có tổng mức đầu tư 202,8 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 tổng mức đầu tư bằng 151 tỷ đồng được triển khai bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tổng chiều dài dự án là 29,3 km, địa phận 8 xã là Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, thị trấn Bo, Kim Bình, Hợp Kim, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa thuộc huyện Kim Bôi và thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng 1.400 hộ, dự kiến kinh phí ước tính cho GPMB khoảng 100 tỷ đồng. Năm 2010, công tác GPMB đường 12 B đã cơ bản hoàn thành dù người dân chưa nhận được tiền chi trả. Năm 2011, được sự thống nhất của Bộ GT-VT, UBND tỉnh đã quyết định ứng ngân sách 55 tỷ đồng để triển khai thi công và cơ bản hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2012 vừa rồi, đến nay, đường 12 B đã tương đối êm thuận.

Đối với dự án cải tạo nâng cấp QL 21, đoạn từ km 74 - km 95, qua địa bàn huyện Lạc Thủy có tổng mức đầu tư 267 tỷ đồng, được tạo điều kiện ứng vốn và người dân một số đoạn tuyến, người dân ủng hộ GPMB. Đến nay, người dân đã bàn giao mặt bằng được 11,1/19,9 km. Chủ đầu tư đang chỉ đạo nhà thầu tập trung thi công hoàn thiện mặt đường, nền đường từ km 77- km 89+300 và đoạn km 90+500- km 94. Chủ đầu tư quyết liệt phối hợp với địa phương giải quyết những khó khăn trong GPMB, nhất là ở các khu vực km 74-km 79 (địa phận xã Phú Thành) và đoạn km 87- km 89+300 (địa phận thị trấn Chi Nê) để tổ chức thi công phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và giao thương hàng hóa.

Theo ông Trần Hải Lâm, Phó Giám đốc Sở GT-VT: Tỉnh đã nỗ lực hiện thực hóa quy hoạch phát triển GT-VT đến năm 2020, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, ưu tiên đầu tư cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, một số đường huyện, đường trung tâm các xã khó khăn, tạo ra sự kết nối đồng bộ, liên kết liên hoàn hỗ trợ đắc lực công cuộc phát triển KT-XH của tỉnh trong tương lai.

 

                                                                                 Lê Chung

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
KCN Lương Sơn đã tiếp nhận 23 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 176,6 triệu USD và trên 832 tỷ đồng. Ảnh: Công ty May xuất khẩu Hàn Quốc đang hoạt động ổn định tại KCN Lương Sơn.
Người tiêu dùng mua sắm những mặt hàng bình ổn giá  tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TP. Hòa Bình).
Năm 2012, ngành Thuế tỉnh phối hợp với các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu ngân sách địa phương.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa và bài toán an ninh lương thực

(HBĐT) - Năm nay, bất chấp những yếu tố rủi ro chi phối hiệu quả sản xuất, ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn đạt những thành quả đáng tự hào. Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, tỉnh vẫn đảm bảo tốt an ninh lương thực trên địa bàn với mức bình quân lương thực có hạt đầu người khoảng 445 kg/người/năm. Đây là thành công quan trọng để tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từ đó, tạo dựng thế và lực mới trên con đường phát triển và hội nhập.

Khai thác hiệu quả thế mạnh kinh tế đồi rừng

(HBĐT) - Trong nhiệm vụ phát triển KT-XH, một trong những mũi nhọn mà Yên Thủy xác định là tập trung phát triển sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Nhờ đó, trong những năm qua, mật độ che phủ rừng của toàn huyện dù đã được khai thác vẫn luôn duy trì ở mức trên, dưới 50%.

Vốn chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở Tân Lạc

HBĐT) - Tiếp chúng tôi trong căn nhà treo rất nhiều giấy khen về thành tích học tập của các con từ thời phổ thông, anh Đào Văn Phương ở xóm Tân Thành, xã Tuân Lộ (Tân Lạc) xúc động cho biết: Được sự tiếp sức của NHCSXH huyện Tân Lạc, 3 cháu đầu của anh chị lần lượt được vay vốn đi học với dư nợ 59,5 triệu đồng. Hiện, gia đình đang làm đơn đề nghị cho vay vốn cháu thứ 4.

Gặp những CCB làm kinh tế giỏi ở Lạc Thủy

(HBĐT) - Rời quân ngũ trở về đời thường, mỗi người một điều kiện, hoàn cảnh nhưng hầu hết các CCB huyện Lạc Thủy đều bắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Để có được như ngày hôm nay, đa số các anh đều bắt đầu từ hai bàn tay trắng và một trong những “bàn tay trắng” nay đã có cơ ngơi khá vững vàng là CCB Lê Văn Hán ở thôn Đồng Mới, xã Đồng Tâm.

Nền kinh tế châu Á vẫn vững bước trong gió ngược

Mặc dù phải đối phó những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, sức phục hồi chậm của kinh tế thế giới và bóng ma “vách đá tài chính” tại Mỹ, các nền kinh tế mới nổi tại châu Á vẫn đi lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục